fbpx
TÁC HẠI CỦA SAY NẮNG, VÀ CÁCH SƠ CỨU ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ SAY NẮNG

TÁC HẠI CỦA SAY NẮNG, VÀ CÁCH SƠ CỨU ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ SAY NẮNG

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Năm nay mùa mưa kết thúc sớm hơn mọi năm khoảng 3 tuần. Với việc mùa hè đến sớm gần một tháng, số lượng bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng trong năm nay cao kỷ lục. Cộng thêm việc do ảnh hưởng của dịch bệnh, mọi người đều mang khẩu trang và việc này làm tăng nguy cơ bị say nắng.

Trong bài viết này, Nippon Class xin giới thiệu tới bạn phương pháp giúp hạ nhiệt tốt nhất khi say nắng và cách lưu ý khi sử dụng điều hòa, để tránh cơn say nắng bất ngờ tại nhà vào mùa hè nhé!

1. CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ SAY NẮNG?

Nếu bạn bị say nắng, trước hết, hãy làm mát 3 vị trí quan trọng : lòng bàn tay, má và lòng bàn chân.

Nới lỏng quần áo của người bị say nắng và để họ ngủ ở nơi thoáng mát. Lưu ý: dưới bóng râm là không đủ với thời tiết nắng nóng hiện tại. Chườm túi đá lên những vùng có mạch máu dày và gần với bề mặt cơ thể như gáy, bẹn, nách…

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng quạt phun sương, để phun một lớp sương mịn lên cơ thể hoặc trải khăn ướt lên vùng da tay, chân, người làm mát cơ thể.

Đừng lo lắng việc quần áo bị ướt, việc làm mát nhanh chóng có thể cứu mạng bạn, tuy nhiên, lưu ý rằng việc làm quá ướt có thể làm phản tác dụng, khiến thân nhiệt bị hạ xuống đột ngột.

Và có thể bạn đã nghe đến việc làm mát lòng bàn tay, má, lòng bàn chân là biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả.

Có rất nhiều điểm “nối thông động mạch (AVA)” ở 3 vị trí này, AVA nằm chủ yếu ở đầu các chi và phần đầu, nơi chuyển mạch giữa động và tĩnh mạch, tác dụng điều hòa lưu lượng máu và thân nhiệt.

Có đến 80% lượng máu ở cánh tay đi qua AVA lòng bàn tay, chịu trách nhiệm cho gần 90% lượng nhiệt của toàn bộ cánh tay.

Vì vậy, việc nắm một túi đá hoặc ngâm tay vào nước lạnh có thể làm giảm nhiệt độ máu một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Đồng thời nếu bạn có thể cởi giày thì việc ngâm chân vào nước lạnh cũng có hiệu quả tương tự.

Rửa mặt bằng nước lạnh hoặc lau bằng khăn lạnh để loại bỏ tạp chất trên da và làm mát. Do muối và các chất khác bay ra theo mồ hôi vẫn còn trên da, cản trở sự bay hơi của hơi nước và làm giảm hiệu quả loại bỏ nhiệt của quá trình thoát hơi, nên việc rửa mặt hoặc lau mặt bằng khăn lạnh là một biện pháp giảm nhiệt tốt.

2. ĐỐI MẶT VỚI SAY NẮNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA HIỆU QUẢ

Nơi tồi tệ nhất mà bạn không nghĩ mình có thể bị say nóng đó là “nhà”.
Trong số lượt xe cấp cứu vận chuyển nạn nhân do say nắng, thì khu dân cư chiếm tới 37,3%.

Đặc biệt, những người cao tuổi đã mất nhạy cảm với “nhiệt độ”, nhiều người trong số họ không cảm thấy khó chịu cả khi ở trong phòng có nhiệt độ báo động, họ thường mất cảnh giác với nhiệt độ khi không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, tránh trường hợp bị say nắng ngay trong nhà, hãy sử dụng điều hòa một cách hữu hiệu.

Hãy sử dụng điều hòa đúng cách

Cài đặt nhiệt độ có thể được thay đổi theo hướng của căn phòng và thời gian trong ngày, nhưng chức năng hoạt động tự động cho đến nay vẫn là hiệu quả nhất.

Luôn để gió nhẹ là 1 lỗi

Ngay cả khi điều hòa không khí tạo ra hơi lạnh thì cũng sẽ vô dụng nếu hơi lạnh không được thổi vào phòng. Nếu bạn để máy lạnh ở chế độ tự động, bạn sẽ luôn nhận được nhiệt độ phòng thoải mái và lượng gió phù hợp.

Nếu luôn tắt điều hòa khi ngủ thì đó cũng là 1 lỗi

Trường hợp nhiệt độ bên ngoài lên đến 30 độ C thì bạn nên sử dụng điều hòa ngay cả khi ngủ.

Một số người có thể cho rằng việc sử dụng điều hòa khi ngủ khiến chi phí tiền điện tăng cao, nhưng bạn hãy nhớ rằng tiền điện bạn trả cho điều hòa vẫn rẻ hơn tiền điện bạn phải chi trả cho bệnh viện nếu bị say nắng.

Tuy nhiên, khi ngủ, bạn có thể đổ mồ hôi và trở nên mất nước mà không biết, nên một trong những việc quan trọng là phải bổ sung đủ nước trước khi ngủ và sau khi thức dậy.

3. TÁC HẠI CỦA SAY NẮNG VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẦN GỌI XE CẤP CỨU

Mặc dù bạn đã thực hiện các biện pháp đề phòng, nhưng bạn vẫn có thể bị cảm nhiệt. Tác hại của cảm nhiệt có thể kể đến như:

👉 Ngất xỉu

👉 Suy giảm ý thức (phản ứng chậm chạp và hành vi kỳ lạ)

👉 Khó cử động tứ chi

👉 Co giật

Nếu để các tình trạng trên tiếp diễn, không cấp cứu kịp thời, bạn có thể chịu nhiều hậu quả xấu hơn như não hoặc các cơ quan tim, gan, thận, phổi… bị tổn thương. Thậm chí, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, nếu có các triệu chứng như

👉 Chóng mặt

👉 Buồn nôn, nôn

👉 Mệt mỏi, khó chịu

👉 Nhức đầu

👉 Đổ nhiều mồ hôi

👉 Tăng thân nhiệt

👉 Tê tay, chân

Thì hãy di chuyển đến nơi mát mẻ và thực hiện các biện pháp làm mát. Trong hơn 5 phút mà không thuyên giảm thì cần gọi cấp cứu ngay.

Nếu bạn không ngất xỉu và nghĩ rằng việc kêu xe cấp cứu là đang làm quá vấn đề, nhưng có thể quyết định đó sẽ khiến bạn hối hận. Điều đáng sợ của chứng say nắng là có xu hướng xem nhẹ mọi thứ và đưa ra quyết định muộn.

Bản chất của say nắng là trạng thái nhiệt độ cơ thể tăng lên quá mức và chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể sẽ bị lỗi.

Nói cách khác, nếu không kịp giải phóng lượng nhiệt tích tụ trong cơ thể, các hoạt động sống sẽ đi lệch quỹ đạo bình thường.

———–

𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬

Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:

Mail: hello@nipponclass.jp

Website: https://nipponclass.jp

#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#gocnhatban#guide#nangnong#saynang

Bạn phải để đăng bình luận.