Đây là câu chuyện của chị Kinoshita sống 1 mình với mức lương 15 man/ tháng ở Tokyo.Câu chuyện như thế nào, chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện của chị Kinoshita nhé.
★ Tôi đã không tính toán mức lương thực nhận trước khi vào công ty
Chị Kinoshita đã tốt nghiệp đại học vào mùa xuân năm 2019, và đã vào công ty điện thoại di động với tư cách nhân viên hợp đồng.
“Thật ra, tôi ứng tuyển vào một ngành khác của công ty. Nhưng mà, sau đó tôi đã nhận được liên lạc của bộ phận nhân sự – “Cô không đậu trong ngành cô ứng tuyển, nhưng tôi thử giới thiệu cô một việc ở ngành khác nhé”. Tôi làm việc với mức lương 1200 yên/ giờ, với tư cách nhân viên hợp đồng, giờ làm từ 9 giờ sáng đến 17 giờ tối, hầu như không có tăng ca. Mức lương của viêc này so với mức lương việc tôi đã ứng tuyển thấp hơn rất nhiều, tôi đã rất đau đầu
”Chị Kinoshita hiện nay sống một mình, không lẽ chị không tính thử xem mức lương đó có thể duy trì cuộc sống không à?“Vì công việc này tính lương giờ, nên cũng không có thông báo về mức lương mỗi tháng. Nhưng tôi tự nhẩm tính thì khoảng chừng 18 man/ tháng. Tôi nghĩ với mức thực nhận 18 man/ tháng thì cũng không đến mức không sống nổi, nên tôi đã chấp nhận vào công ty làm viêc.
Nhưng mà, việc tôi không suy nghĩ mức lương thực nhận khoảng bao nhiêu, mà đã bắt đầu công việc này, thật sự là một sự thất bại. Bởi vì tôi không ghi chép thu chi, nên mỗi tháng tôi cũng không biết mình đã xài bao nhiêu tiền”
★Cuộc sống không có 1 yên tiết kiệmKhi nhìn thấy bảng lương tháng đầu, chị Kinoshita đã bị sốc với mức lương thấp hơn dự tính.
“Thật không? Tiền lương của tôi chỉ có bây nhiêu thôi à?”Tôi nghĩ là tôi không sống nổi với mức lương này.Bây giờ tôi đang sống trong một căn hộ thuê tầm 6man2/ tháng ở Tokyo, tôi nghĩ là tôi cần chuyển sang căn nhà rẻ hơn ngay lập tức, nhưng mỗi tháng tôi không thể để dư ra dù chỉ là 1 yên, nên thực tế tôi không có tiền chuyển nhà lúc này được”
★Mỗi ngày 1 miếng cơm nắm ở cửa hàng tiện lợi.
Chuyện kể là chị Kinoshita không giỏi bếp núc nên việc ăn uống mỗi ngày cũng ảnh hưởng.
“Tôi thường ăn cơm hộp ở cửa hàng tiện lợi, hoặc ăn ở các quán ăn. Cơm tối của tôi thường là 1 miếng cơm nóng hoặc 1 ly sữa nóng, cơm sáng thường là bánh mì hoặc sandwich mua từ tối hôm trước ở cửa hàng tiện lợi.
Buổi trưa tôi thường mua bánh mì rau ở cửa hàng tiện lợi gần công ty. Công ty cũng có phần ăn trưa, nhưng vì giá khá cao, nên tôi chẳng mấy khi dám ăn cơm trưa ở công ty. Tại sao phần ăn của công ty lại đắt đỏ đến như vậy nhỉ?
”Chị Kinoshita cũng nghĩ đến việc tự nấu ăn nhưng mà “nếu mua một lượng lượng lớn thức ăn thì không sử dụng hết, tôi cũng không giỏi nấu nướng và dọn dẹp”, nên cuối cùng chị ấy quyết định không tự nấu ăn.
★Do ảnh hưởng của cúm Corona nên chị ấy mất thu nhập từ công việc phụ
Chị Kinoshita vì không hài lòng với mức lương công việc chính, nên từ năm trước, chị ấy đã bắt dầu làm công việc phụ là giám thị coi thi.
“Vì với mức lương thực nhận 15 man/tháng, thú thật, tôi không sống nổi, nên sau khi vào công ty này, tôi cũng bắt đầu làm thêm công việc khác là đi gác thi. Mỗi tháng tôi cũng nhận được thêm 1 man, 2 man (khoảng 2 đến 4 triệu VNĐ), nhưng từ mùa xuân năm nay, do ảnh hưởng của cúm Corona, nên thu nhập của công việc làm thêm này hoàn toàn không có
”Vì chị Kinoshita là nhân viên hợp đồng, tính tiền theo lương giờ, nên những kì nghỉ dài như Golden week thì cũng ảnh hưởng đến lương tháng sau.
Nếu chị ấy quyết định nghỉ lễ Obon, thì phần lương của những ngày nghỉ ấy sẽ bị giảm. Nếu chị ấy nghỉ dịp năm mới thì cũng ảnh hưởng lương tháng sau. Mỗi lần nghĩ đến phần lương bị giảm nếu xin nghỉ vào các kì nghỉ dài, thì thật sự chị ấy không có tâm trạng để thư giãn…
Chị Kinoshita với mức lương thực nhận 15 man/tháng nói rằng, quả thật không sống nổi với mức lương này. Chị ấy đang rất hối hận về việc không tính toán cẩn thận mức lương thực nhận trước khi vào công ty và sinh hoạt phí.
Source img : https://sorato01.com/https://news.yahoo.co.jp/…/3f735ca8a3c5493903401f567454…#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#tintucoNhat#luong15man