fbpx
Thử sức Thư pháp tại nhà

Thử sức Thư pháp tại nhà

Chào các bạn, hôm nay Hako giới thiệu về nghệ thuật viết Thư pháp có thể trải nghiệm thử ngay tại nhà luôn nhé!

Mọi người đã từng viết thư pháp chưa? Ở Nhật khi học tiểu học chắc chắn phải học qua Thư pháp. Thư pháp là một môn học truyền thống có ý nghĩa giá trị sâu sắc với lịch sử.
Hãy thử trải nghiệm bạn sẽ nhận thấy lợi ích của việc rèn luyện viết Thư pháp đó. Đối với người Nhật nếu có người nước ngoài nói là “Sở thích của tôi là Thư pháp” thì họ sẽ thấy rất ngạc nhiên và vui sướng.

Viết thư pháp

Thư pháp là gì?

Mẫu tự thư pháp

Ở Nhật việc bắt đầu học Thư pháp đã có từ rất lâu trước đây rồi. Như các bạn đã biết Hán tự được sử dụng rộng rãi tại Nhật. Từ rất xưa, Hán tự được truyền đến Nhật là bắt nguồn từ Trung Quốc
Sau một thời gian dài chép Kinh, việc ghi chép Kinh Phật giống như bức ảnh này, thì thịnh hành tại Nhật.
Thông qua quá trình đó Thư pháp được nhiều người biết đến. Nó có một lịch sử rất dài, ngày tháng nối tiếp nhau trôi qua, Thư pháp ở Nhật tính kể từ lúc bắt đầu lan truyền tới thời điểm hiện tại thì cũng khoảng 1000 năm.

Thư pháp để làm gì?

Thời xưa thì đương nhiên không có bút bi hay là bút chì. Vì vậy khi mà viết thư hay là để lại một lời nhắn người ta dùng bút lông và mực, cũng là hai thứ quan trọng dùng trong thư pháp. Phương tiện chính để liên lạc với bạn bè ở xa hay người thân trong gia đình đó chính là thư. Và học đã bắt đầu sử dụng bút lông và mực, sau này hình thành Thư pháp.

Tuy nhiên thời hiện đại Thư pháp để làm gì?

Bởi vì hiện tại đã có những phương tiện tiện lợi như điện thoại hay email đang dần càng phát triển nên việc viết thư dần dần đã không còn được sử dụng tới nữa.

Nếu có viết thư vì chúng ta sẽ dụng bút bi hay là bút chì. Nên ngay cả người Nhật khi dần lớn lên cơ hội dùng Thư pháp cũng không còn nhiều.

Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, lại có những người cật lực đi học Thư pháp. Bạn nghĩ lý do là vì sao?

Có người nói rằng “Vì muốn viết chữ đẹp” nhưng cũng có người nói rằng “Muốn tịnh tâm”

Hơn thế nữa, vì Thư pháp cũng chính là nghệ thuật. Phải chăng cũng có nhiều người muốn chạm đến nghệ thuật. Điều đặc biệt của Thư pháp đó là việc tịnh tâm. Người ta nói rằng nước Nhật thời nay quá bận rộn, áp lực rất nhiều, con người dễ trở nên stress. Đến với Thư pháp, bước vào một nơi thanh tịnh, tinh thần nhẹ nhõm và chú tâm vào từng chữ viết. Cầm bút trong tư thế tập trung, chấm mực và viết… thật kỳ lạ. Nhưng mà, hành động này làm cho tâm hồn của chúng ta trở nên yên tĩnh, thanh tĩnh một cách tự nhiên.

Dụng cụ Thư pháp

Đầu tiên thì cần phải có bút, mực và giấy dùng để viết thư pháp. Bạn có thể tìm mua ở cửa hàng Daiso 100 yên, có đủ mọi thứ cần dùng.

Dụng cụ cần có:
– Bút lông
– Mực
– Giấy dùng để viết thư pháp (là loại giấy mỏng chuyên dùng cho việc luyện viết )
– Vải lót (dùng loại màu đen kê bên dưới khoảng 1/2 giấy. Có thể thay bằng giấy báo lót cũng Ok)
– Chặn giấy (là đồ dùng để đặt trên tờ giấy sao cho tờ giấy không bị di chuyển)

Bắt đầu trải nghiệm viết Thư pháp nào!

Dụng cụ viết thư pháp

1. Giấy viết thư pháp đặt bên trên tấm vải lót.
2. Để chặn giấy lên.
3. Bút mới mua thì hơi cứng.
Trước khi viết hãy ngâm bút trong nước, và hãy nhẹ nhàng làm tơi lông ra. Sau khi làm tơi lòng bút ra rồi thì lăn nhẹ phần đầu lông bút vào khăn giấy loại bỏ bớt nước. Vì nếu nước còn đọng lại, chấm vào mực thì làm cho mực bị loãng, khi viết dễ lem và không đẹp.

cách viết thư pháp


4. Chấm mực
Nếu mực nhỏ giọt rơi xuống nghĩa là quá nhiều mực., hãy điều chỉnh sao cho lượng mực hợp lý.
Chấm mực và gạt đều đầu bút lên thành nghiên sao cho đầu bút nhọn và tròn đều. Nói có vẻ khó nhưng khi bạn luyện tập nhiều lần bạn sẽ quen và có thể căn cứ vào độ thấm của loại giấy viết và tốc độ viết của mình để tự điều chỉnh.
5. Chọn chữ yêu thích và luyện tập nhé.
6. Bạn có thể kí tên hay bút danh của mình ở góc nhỏ bên trái.

Tác phẩm thư pháp

Dọn dẹp sau khi viết xong.

Phần bút lông: hãy cho nước vào cốc nhỏ, vừa vẩy bút trong nước vừa làm cho mực tan ra, không được cắm bút xuống cốc. Rửa nhiều lần đến khi thấy nước trắng. Sau khi rửa xong bạn có thể dùng khăn giấy để hút thấm phần nước còn lại động trên bút. Sau đó hãy để nó khô tự nhiên. Bạn nên chú ý một điều là trong lúc rửa không nên cọ rửa quá mạnh.

Phần mực: hãy chậm phần mực còn đọng lại trên bút vào giấy hoặc là giấy báo cũng được.

Khi viết thư pháp, không nên đổ ra quá nhiều mực, mà hãy đổ từng chút một. Dùng đến đâu sẽ đổ ra đến đó, làm như vậy chúng ta cũng sẽ tiết kiệm được mực. Hãy thử trải nghiệm viết Thư pháp vì đây là một nghệ thuật truyền thống ở Nhật, bạn hãy thử viết và chia sẻ cho bạn bè bạn hay người thân của bạn nhé!

Bạn phải để đăng bình luận.