Nếu chẳng may lỡ vô tình vướng vào vòng lao lý tại Nhật rồi bị trục xuất về Việt Nam thì liệu có cách nào để một lần nữa quay trở lại đất nước mặt trời mọc không? cùng Nippon Class tìm hiểu nhé!
Những trường hợp bị từ chối nhập cảnh vào Nhật Bản
👉 Theo Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản, những trường hợp sau đây sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Nhật Bản:
- Người không phù hợp về sức khỏe – vệ sinh
- Người có hành vi rối loạn chống đối xã hội
- Người đã bị trục xuất khỏi Nhật Bản
- Người có nguy cơ gây ảnh hưởng đến lợi ích hoặc trật tự Nhật Bản
- Người bị từ chối nhập cảnh dựa theo nguyên tắc song phương
✨ Trường hợp có visa vĩnh trú thì khả năng bị trục xuất sẽ hạn chế hơn.
Trừ khi phạm tội cực kì nghiêm trọng, chẳng hạn như phạm tội nổi loạn hoặc lôi kéo người khác bạo động, bị phạt tù chung thân hoặc phạt tù từ 7 năm trở lên, hoặc có thể bị trục xuất nếu hành vi đó được xác định gây tổn hại đến lợi ích chủ chốt của Nhật Bản.
Thời gian từ chối nhập cảnh sau khi bị trục xuất
👉 Về nguyên tắc, những người bị trục xuất khỏi Nhật Bản sẽ bị từ chối nhập cảnh trong 1 khoảng thời gian nhất định (theo quy định của Cục xuất nhập cảnh).
Quy định cụ thể như sau:
- Đối với những người bị trục xuất hoặc đã xuất cảnh sau khi nhận được lệnh xuất cảnh khỏi Nhật Bản, thời hạn là 5 năm kể từ ngày bị trục xuất. 10 năm đối những người đã bị trục xuất 2 lần trở lên.
- Ngoài ra, người bị kết án tù hoặc phạt tù từ 1 năm trở lên do vi phạm luật pháp và quy định của Nhật Bản hoặc quốc gia khác ngoài Nhật Bản, người bị kết án do vi phạm pháp luật về quản lý ma túy, cần sa, thuốc phiện, chất kích thích,… sẽ không có khoảng thời gian nhất định sau khi bị từ chối nhập cảnh, và cũng không thể nhập cảnh vào Nhật Bản.
Nên làm gì nếu muốn quay lại sau khi bị trục xuất?
👉 Nếu muốn quay lại Nhật Bản, bạn cần phải nộp đơn đăng ký để được phép nhập cảnh đặc biệt.
Khi nộp đơn xin phép nhập cảnh đặc biệt, việc từng bị trục xuất trong quá khứ sẽ bị phát hiện, thế nên Cục quản lý xuất nhập cảnh thường kiểm tra rất kĩ càng, đặc biệt là những trường hợp như nhập cảnh trái phép bằng tên giả, hộ chiếu giả hoặc làm thủ tục kết hôn dưới tên giả,…
✨ Nếu đã vi phạm bất kỳ luật hoặc quy định nào trong thời gian lưu trú tại Nhật Bản trước đây, việc lấy được Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) sẽ vô cùng khó khăn.
Thủ tục đăng ký nhập cảnh đặc biệt vào Nhật Bản
👉 Giống với thủ tục khi xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE), gồm các bước như sau:
- Chuẩn bị hồ sơ xin đăng ký
- Nộp đơn đăng ký cho Cục quản lý xuất nhập cảnh
- Nhận Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE)
- Nộp đơn xin visa tại đại sứ quán địa phương
- Nhận visa
- Nhập cảnh vào Nhật Bản
✨ Trường hợp được cấp phép nhập cảnh đặc biệt, Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) sẽ được cấp tại Nhật Bản, và gửi cho người nộp đơn tại đất nước của họ. Tuy nhiên, không giống như COE thông thường, nó sẽ có thêm dấu đỏ 5-1-4 ở góc trên bên phải.
Người nộp đơn phải mang theo Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE), sau đó nộp đơn xin visa tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật Bản ở đất nước họ đang ở. Tiếp theo, cần thông báo trước cho Cục quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay về số hiệu chuyến bay,… sau đó đến Nhật và thực hiện các thủ tục cần thiết.
Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho những bạn thực sự muốn quay lại Nhật Bản nhé! 💞💞💞
——–
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:
Mail: hello@nipponclass.jp
Website: https://nipponclass.jp
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#gocnhatban#guide