fbpx
NGHỆ THUẬT KHẮC THỦY TINH EDO KIRIKO CÓ GÌ KHÁC BIỆT!?

NGHỆ THUẬT KHẮC THỦY TINH EDO KIRIKO CÓ GÌ KHÁC BIỆT!?

Nghệ thuật Edo Kiriko (江戸切子) là một thuật ngữ chung cho các sản phẩm thủy tinh cắt được sản xuất ở thành phố Tokyo, bắt đầu từ cuối thời kỳ Edo và vẫn được gìn giữ, duy trì cho tới ngày nay.

Năm 2002, Edo Kiriko được bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp chứng nhận là một nghề thủ công truyền thống.

Vào nửa sau của thời kỳ Edo, Kyubei Kagaya (加賀屋久兵衛) – chủ một cửa hàng buôn bán đồ thủy tinh, được cho là đã bắt đầu buôn bán các sản phẩm thủy tinh điêu khắc nghệ thuật “Edo Kiriko” do người Nanban (南蛮人) mang đến. Một danh sách giới thiệu về các sản phẩm thủy tinh nghệ thuật EdoKiriko với tên gọi Hikifuda (引き札) do Kyubei Kagaya phát hành đã được bán trong thời kỳ Edo. Từ đó, nghệ thuật được lưu truyền với tên gọi “Edo Kiriko” cho đến tận ngày nay.

Các ly thủy tinh này có mặt trong là lớp thuỷ tinh dày trong suốt, và mặt ngoài là lớp thuỷ tinh mỏng có màu. Nghệ nhân phải vô cùng khéo léo, tỉ mỉ trong việc kết hợp màu, đồng thời cạo lớp màu ở mặt ngoài làm sao để tạo thành nhiều hoạ tiết tinh tế, mềm mại mà lại bắt ánh sáng phản chiếu như một bức tranh 2D sống động nhất.

Người dân Nhật tương truyền rằng âm thanh độc đáo của việc cạo bề mặt thủy tinh gợi lên bầu không khí thời Edo – một thời lịch sử huy hoàng của nghệ thuật này.

Mỗi tác phẩm điêu khắc Edo Kiriko có tên gọi riêng và đa dạng về màu sắc.Sự kết hợp tinh xảo từ các kỹ thuật khó và hoa văn đặc sắc tạo nên một sản phẩm đại diện cho nền văn hóa Nhật Bản. Tất cả các khâu đều được làm thủ công, do đó mà mỗi sản phẩm này có giá trị rất cao, từ 1tr ~ 30triệu cho 1 cái ly. Chỉ riêng kỹ thuật cắt, khắc thuỷ tinh mà một người nghệ nhân có thể mất đến 10 năm mới có thể thành thạo công việc này.
——-

Source: Edokiriko

𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬

#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban#EdoKiriko

Bạn phải để đăng bình luận.