Khi nghi ngờ đã có con qua các dấu hiệu của việc mang thai, mẹ nên thử kiểm tra bằng que thử thai, tiếng Nhật là 妊娠検査薬, có thể tìm thấy ở các hiệu thuốc, thường nằm trong khu vực quầy bán những đồ dùng vệ sinh dành cho phụ nữ.
Sau khi đã chắc chắn có thai rồi mẹ cần đến phòng khám hoặc bệnh viện để xác nhận xem con có nằm trong tử cung mẹ không, mẹ nên đi khám vào tuần thứ 5 sau khi mang thai.
Một số từ vựng khi khám thai ở Nhật mà bạn cần biết
妊娠検査薬 | Thuốc, que thử thai |
産婦人科 | Sản phụ khoa |
問診票 | Tờ khai đăng ký |
最終月経 | Ngày kinh cuối |
尿検査 | Xét nghiệm nước tiểu |
血液検査 | Xét nghiệm máu |
血圧 | Huyết áp |
おりもの | Khí hư |
子宮 | Tử cung |
出血 | Xuất huyết |
お産/分娩 | Sanh, đẻ |
超音波 | Siêu âm |
内診台 | Ghế để khám bên trong |
内診 | Khám bên trong (khám đầu dò) |
帝王切開 | Đẻ mổ |
自然分娩 | Đẻ thường |
流産 | Sảy, lưu thai |
子宮外妊娠 | Thai ngoài tử cung |
精器 | Bộ phận sinh dục |
心拍 | Tim thai |
お袋 | Túi thai |
胎盤 | Nhau thai |
破水 | Vỡ ối |
切迫早産 | Sanh non |
つわり | Nghén |
子宮の収縮 | Tử cung co thắt |
むくみ | Bị phù |
湿疹 | Bị mẫn ngứa, dị ứng |
手足のしびれ | Bị tê tay chân |
胸やけ | Ợ chua |
尿漏れ | Són tiểu, khó kiểm soát |
貧血 | Thiếu máu |
血糖値が高い | Huyết áp cao |
妊娠高血圧 | Cao huyết áp khi mang bầu |
双子 | 2 bé sanh đôi |
里帰り | Về quê (VN) sanh con |
Các quy trình quan trọng trong việc thăm khám thai
Thông thường thì sẽ cần đặt lịch hẹn trước nhưng có một số phòng khám phụ khoa có thể đến lấy số khám ngay. Với lần khám đầu tiên, mẹ sẽ cần phải điền một bản khảo sát về thông tin của mẹ.
Mẹ có thể tham khao thông tin cần điền ở đây
Lịch khám thai của mẹ trong thời gian đầu mang thai con là khoảng 4 tuần/ lần cho đến tuần thứ 23
Sau đó từ tuần 24 đến tuần 35 thì mẹ nên đi khám 2 tuần/ lần nhé
Vào giai đoạn cuối cùng khi mang thai, mẹ hãy đi khám đều mỗi tuần 1 lần nhé
Nếu được, hãy đi khám thai đầy đủ để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của cả mẹ và bé.
Sau khi được xác nhận đã có con thì mẹ cần phải gửi “thông báo mang thai – 妊娠届出書” đến các văn phòng hành chính liên quan ở địa phương đang sống. Thường các bệnh viện sẽ hướng dẫn cụ thể cho mẹ hoặc cũng có thể làm giúp mẹ.
Mẹ có thể nhận được một móc khóa có in “おなかに赤ちゃんがいます” mang ý nghĩa cảnh báo cho người khác rằng mẹ đang có con, để nhận được những ưu tiên và đối xử đặc biệt ở nơi công cộng dành cho phụ nữ mang thai.
Mẹ cũng sẽ nhận được một sổ tay sức khỏe của mẹ và con 母子健康手帳, sổ này rất quan trọng nên mẹ nhớ giữ kỹ nhé. Mẹ sẽ cần mang theo sổ khi đi khám thai hoặc đi du lịch trong thời kỳ mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Và điều mà các bác sĩ khoa sản ở Nhật sẽ luôn dặn dò mẹ là bổ sung axit folic 葉酸 . Đây là một loại vitamin B rất cần thiết cho sự phát triển của con. Mẹ cần bổ sung lượng axit folic cần thiết qua các loại thực phẩm giàu axit folic như rau chân vịt, bông cải xanh, măng tây, các loại rau cải
Khi mang thai hệ thống miễn dịch của mẹ bị suy yếu, dễ nhiễm trùng hơn bình thường. Khi mẹ mang thai mà bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, tuy rất hiếm nhưng cũng có trường hợp ảnh hưởng đến con. Một số bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người sang người, nhưng cũng có những thứ có thể lây từ động vật như vật nuôi, cũng có thể lây qua thức ăn và nước uống.
Các mẹ có thể kiểm tra khả năng miễn dịch bằng cách làm xét nghiệm kháng thể. Ngoài ra, giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay, súc miệng, thường xuyên hơn bình thường khi mang thai nhé.
Một số bệnh truyền nhiễm mẹ bầu có thể mắc phải
Bệnh rubella 風しん
Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra, có các đặc trưng gồm sốt, phát ban, nổi hạch.
Nếu mẹ bị nhiễm virus rubella trong thời gian từ tuần thứ 4 đến 20 của thai kỳ, con có thể bị điếc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh tim (hội chứng rubella bẩm sinh). Những mẹ không nhớ mình đã từng mắc bệnh rubella, hoặc không có đủ khả năng miễn dịch nên cẩn thận.
Nếu khả năng miễn dịch của mẹ thấp trong thời kỳ đầu mang thai thì hãy lưu ý 2 điều sau:
Tránh đám đông càng nhiều càng tốt trong thời kỳ bệnh rubella bùng phát
Đeo khẩu trang khi ra ngoài và rửa tay thật sạch sau khi ra ngoài
Ngoài ra có rất nhiều nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 30 không có khả năng miễn dịch với bệnh rubella, nên người thân và gia đình cũng cần cẩn thận tránh việc để mẹ bị lây bệnh từ gia đình nhé.
Không phải tất cả bệnh rubella đều gây ra hội chứng rubella bẩm sinh cho con và số tuần thai cũng ảnh hưởng đến việc này, nên nếu mẹ không chắc thì hãy tham khảo thông tin trực tiếp từ bác sĩ.
Nhiễm trùng cytomegalovirus サイトメガロウィルス感染症
Đây là bệnh nhiễm trùng do virus cytomegalo gây ra.
Nhiều người có được khả năng miễn dịch virus này trong quá trình tăng trưởng, nhưng nếu không may, người mẹ bị nhiễm trong thời kỳ đầu mang thai con thì con có thể bị tổn thương gan, suy giảm thính lực…
Bệnh Toxoplasmosis トキソプラズマ症
Đây là bệnh nhiễm trùng do virus toxoplasmosis gây nên, có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.
Bệnh có 3 nguồn lây nhiễm chính :
Ăn thịt bị nhiễm Toxoplasmosis nấu chưa chín
Đào đất khiến tay vô tình dính virus
Chạm vào phân mèo nhiễm Toxoplasmosis
Chế độ ăn uống của mẹ
Cần đảm bảo đủ năng lượng cho con, đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết.
Lượng đạm cần thiết cho mẹ và con, nên bổ sung thực phẩm động vật có nhiều sắt.
Kết hợp các thực phẩm khác nhau như sữa và các sản phẩm từ sữa.
Hãy cố gắng làm phong phú những thực phẩm mà mẹ sử dụng trong ngày.
Mẹ hãy cố gắng ăn nhạt bớt đi nhé, dùng ít gia vị hơn cho các bữa ăn.
Hãy sống với một tâm trí và cơ thể thoải mái nhất có thể để chào đón con nhé.
Chế độ tập thể dục của mẹ
Mẹ nên tập thể dục từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 35 nhé.
Chỉ nên tập thể dục trong vòng 60 phút một lần và giữ nhịp tim ở mức 130-140 khi tập.
Thời gian tập thích hợp nhất là khoảng thời gian mẹ thấy tử cung ít co giãn nhất, thường vào 10 giờ sáng đến 2 giờ trưa.
Lợi ích của việc tập thể dục
Tăng cường sức bền của các cơ trên toàn cơ thể.
Thúc đẩy lưu thông máu khắp cơ thể và ngăn ngừa phù nề, giãn tĩnh mạch.
Ngăn chặn cân nặng tăng lên quá mức.
Tác động tích cực đến khả năng sinh sản.
Giúp mẹ thư giãn và giảm căng thẳng.
Tuy nhiên, nếu mẹ thấy khó chịu hay bị dị ứng trong quá trình tập thì cần ngừng và đi khám bác sĩ ngay nhé.
———–
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:
Mail: hello@nipponclass.jp
Website: https://nipponclass.jp
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japa#gocnhatban#guide#Mangthai#Mevabe#Dinhduong