fbpx
VISA ĐỊNH CƯ LY HÔN LÀ GÌ

VISA ĐỊNH CƯ LY HÔN LÀ GÌ

Chắc không ít người có mong muốn kết hôn với người Nhật nhưng liệu có ai nghĩ đến việc lỡ mà ly hôn thì visa của bản thân sẽ cần những thủ tục gì chưa? Cùng Nippon Class tìm hiểu nhé.

離婚定住ビザ – visa định cư ly hôn

👉 Sau khi ly hôn, visa mà vợ/chồng của người Nhật đang sở hữu sẽ không còn áp dụng được, vì vậy bạn cũng sẽ không thể ở lại Nhật Bản với visa đó nữa.

📍 Trong trường hợp người nước ngoài sau khi ly hôn với người Nhật hoặc người có visa vĩnh trú, mà vẫn muốn tiếp tục cư trú tại Nhật Bản thì cần phải có 離婚定住ビザ – visa ly hôn (định cư ly hôn).

✨ Về visa định cư ly hôn, một khi đã về nước, bạn sẽ không thể xin loại visa này- và quay lại Nhật Bản. Theo nguyên tắc, chỉ những người đang ở Nhật bản xin thay đổi visa từ “Vợ/chồng của người Nhật” hoặc “Vợ/chồng của người có visa vĩnh trú” sang “Visa định cư ly hôn” mới được chấp nhận.

Điều kiện để được cấp 離婚定住ビザ – visa định cư ly hôn

👉 Cần đáp ứng 5 điều kiện bên dưới

1️⃣Thời gian kết hôn kéo dài trên 3 năm

👉 Về nguyên tắc, việc vợ chồng sống chung là điều cần thiết để chứng minh quan hệ hôn nhân. Cho dù có khoảng thời gian sống riêng/ly thân, nếu vợ chồng vẫn hỗ trợ lẫn nhau, thì khoảng thời gian đó vẫn được tính trong 3 năm.

✨ Ngoài ra, nếu cặp vợ/chồng có con, và người vợ/chồng người nước ngoài này giành quyền nuôi đứa con người Nhật sau khi ly hôn, thì cho dù thời gian kết hôn dưới 3 năm, việc đổi sang visa định cư lâu dài cũng sẽ dễ dàng hơn.

2️⃣ Có thu nhập ổn định

👉 Vợ/chồng sau ly hôn phải có đủ thu nhập và kinh tế để tiếp tục sống ổn định ở Nhật. Trong thực tế, thu nhập hàng tháng khoảng 200.000 yên được coi là mức chuẩn.

✨ Không có yêu cầu về loại công việc, nhưng tốt hơn hết là bạn nên làm việc như 1 nhân viên chính thức. Vào thời điểm ly hôn, vợ/chồng đang là nội trợ toàn thời gian nên bắt đầu tìm việc và ký hợp đồng lao động ngay. Khi nộp đơn xin đổi visa, bạn cần phải đính kèm các tài liệu như hợp đồng lao động để chứng minh công việc cũng như khả năng tài chính của mình.

3️⃣ Có kỹ năng tiếng Nhật cơ bản

👉 Chỉ cần có thể giao tiếp cơ bản là bạn đã đủ yêu cầu rồi. Tuy không phải giấy tờ bắt buộc, nhưng nếu có bằng cấp của các kì thi kiểm tra trình độ tiếng Nhật (JLPT,…) thì bạn nên đính kèm bản sao chứng chỉ khi xin cấp visa.

4️⃣ Có lý do hợp lý để lưu trú tại Nhật Bản

👉 Đa số lý do sẽ là bạn muốn tiếp tục sống ở Nhật Bản, bởi vì bạn đã sống quen rồi nên không muốn quay trở về quê hương, nhưng lí do này bạn không thể ghi vào đơn đăng kí được. Hãy xem xét cụ thể các yếu tố bên dưới, sau đó ghi chép đơn đăng kí hợp lý hơn.

  • Nguyên nhân dẫn đến ly hôn
  • Lịch sử lưu trú từ trước đến nay
  • Điều kiện sống hiện tại
  • Nội dung hợp đồng và thu nhập hàng tháng của nơi làm việc
  • Mối quan hệ với người bảo lãnh

5️⃣ Thực hiện các nghĩa vụ xã hội

👉 Nghĩa vụ xã hội đề cập đến việc bạn có vi phạm pháp luật không và tình trạng nộp thuế. Nếu bạn từng nợ thuế hoặc vi phạm giao thông,… thì tình hình lưu trú của bạn sẽ bị đánh giá không tốt, đồng thời gặp bất lợi khi nộp đơn xin visa định cư ly hôn.

✨ Theo luật, nếu ly hôn, bạn phải thông báo cho Cục quản lý xuất nhập cảnh trong vòng 14 ngày. Nếu quá 2 tuần sẽ bị coi là vi phạm việc khai báo.

⏱ 6 tháng trôi qua kể từ khi ly hôn, visa của vợ/chồng sẽ bị hủy bỏ trừ khi có lý do chính đáng.

Vai trò của người bảo lãnh

👉 Về nguyên tắc, khi nộp đơn xin visa định cư ly hôn cần có người bảo lãnh. Khi người nước ngoài đã ly hôn thì phải tự tìm người bảo lãnh.

Người bảo lãnh cần những gì

👉 Người bảo lãnh phải có công việc ổn định và có mức thu nhập nhất định. Người bảo lãnh có thể là bạn bè/người quen, đồng nghiệp tại nơi làm việc, người chủ tại nơi làm việc.

📍 Ngoài ra, nếu người nước ngoài có thành viên gia đình hoặc người thân sống ở Nhật Bản thì có thể yêu cầu người đó làm người bảo lãnh.

✨ Cho dù người nước ngoài sau khi ly hôn có vi phạm pháp luật khi cư trú tại Nhật Bản, thì người bảo lãnh cũng sẽ không phải chịu bất kỳ xử phạt nào.

📍 Người bảo lãnh phải ký vào “Đơn bảo lãnh” (身元保証書), giới hạn bảo lãnh 3 mục sau:

1️⃣ Sinh hoạt phí của người được bảo lãnh

2️⃣ Chi phí đi lại của người được bảo lãnh

3️⃣ Người được bảo lãnh tuân thủ pháp luật

Giấy tờ cần thiết để xin visa định cư ly hôn

  • Ảnh giấy tờ tùy thân (4cm×3cm)
  • Bản sao thẻ lưu trú – 在留カード
  • Bản sao hộ chiếu
  • Bản sao sổ hộ khẩu gia đình của vợ/chồng cũ
  • Giấy tờ chứng minh đã nhận đơn ly hôn
  • Đơn cho phép thay đổi tư cách lưu trú – 在留資格変更許可申請書
  • Đơn ghi lý do – 申請理由書
  • Hồ sơ cư trú
  • Đơn bảo lãnh
  • Giấy chứng nhận tất cả các mục của lý lịch
  • Hợp đồng tuyển dụng
  • Thư mời tuyển dụng
  • Thư thông báo điều kiện lao động
  • Giấy chứng nhận thu nhập chịu thuế
  • Bản sao bảng lương chi tiết
  • Giấy xác nhận thanh toán lương
  • Giấy chứng nhận nộp thuế
  • Giấy chứng nhận đang làm việc tại công ty
  • Bản sao tờ kê khai thuế
  • Giấy chứng nhận tiền gửi ngân hàng
  • Bản sao sổ tiết kiệm
  • Giấy giải thích bổ sung các loại
  • Đơn kiến nghị
  • Bản tường trình/kiểm điểm
  • Báo cáo thu nhập trong 1 năm

✨ Các tài liệu bên trên mang tính tham khảo, tuy nhiên khá tương đồng trong thực tế. Số lượng giấy tờ cần thiết trung bình khoảng 20 đến 40 giấy tờ.

👉 Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, mang hồ sơ đến Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc chi nhánh gần nhất để nộp đơn, và nên có người bảo lãnh đi cùng.

Các lựa chọn khác ngoài 離婚定住ビザ – visa định cư ly hôn

✨ Ngoài ra còn một vài loại Visa các bạn có thể xin nếu rơi vào trường hợp phải ly hôn bạn đời của mình.

Visa lao động – 就労ビザ

👉 Đây là visa để có thể làm việc tại Nhật Bản, chủ yếu thuộc các lĩnh vực “Kỹ thuật – tri thức nhân văn – nghiệp vụ quốc tế”. Bạn sẽ nộp đơn xin thay đổi visa từ visa “Vợ/chồng của người Nhật” sang visa “Kỹ thuật – tri thức nhân văn – nghiệp vụ quốc tế”, với điều kiện là bạn phải tiếp tục làm việc sau khi ly hôn. Ngoài ra, bạn sẽ không được cấp visa lao động nếu không đáp ứng tất cả các yêu cầu dưới đây:

  • Là người tốt nghiệp đại học trở lên, hoặc đã tốt nghiệp trường nghề của Nhật Bản và có bằng cấp.
  • Là nhân viên văn phòng/công nhân viên chức
  • Ký hợp đồng với mức lương bằng hoặc cao hơn nhân viên người Nhật

Visa du học – 留学ビザ

👉 Nếu có đủ khả năng chi trả học phí, bạn có thể đăng ký vào một trường đại học hoặc trường nghề ở Nhật Bản, sau đó thay đổi tư cách lưu trú thành visa du học.

Những điều cần lưu ý

  • Quá trình xem xét thông thường sẽ mất từ 2 tuần đến 1 tháng. Tùy trường hợp mà khoảng thời gian sẽ ngắn hơn hoặc dài hơn.
  • Trường hợp bạn đang có tư cách lưu trú là “”Vợ/chồng của người Nhật””, và bạn tái hôn với một người Nhật khác thì về nguyên tắc, không cần phải thay đổi tư cách lưu trú.
  • Trường hợp bạn có tư cách lưu trú là “”Vợ/chồng của người có visa vĩnh trú””, và bạn tái hôn với người có visa vĩnh trú thì cũng không cần phải thay đổi tư cách lưu trú.
  • Trường hợp bạn tái hôn với 1 người nước ngoài khác có visa lao động, bạn cần thay đổi tư cách lưu trú thành “”Visa gia đình”” – 家族滞在ビザ.

Đừng vì phụ thuộc visa mà ép bản thân phải duy trì mối quan hệ không mong muốn bạn nhé! 💞💞💞

——–

𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬

Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:

Mail: hello@nipponclass.jp

Website: https://nipponclass.jp

#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#gocnhatban#guide

Bạn phải để đăng bình luận.