fbpx
KITSUNEMEN – MẶT NẠ CÁO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

KITSUNEMEN – MẶT NẠ CÁO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Mặt nạ cáo Kitsunemen (狐面) khá phổ biến tại Nhật. Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những chiếc mặt nạ cáo nhiều hình thù, màu sắc được bày bán tại nhiều nơi trên đường phố hay xuất hiện trong các nghi lễ, lễ hội đặc trưng của Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, tương truyền rằng thần cáo đầu tiên được gọi là “Reiko”, là vị thần bảo vệ cánh đồng lương thực khỏi chuột xâm hại. Hiện nay, người dân Nhật Bản đã lập rất nhiều đền thờ để thờ phụng các thần cáo với nhiều ý nghĩa khác nhau như cầu mong hạnh phúc, bảo vệ con người,…

Cùng tham khảo một số loại mặt nạ Kitsunemen nhé.

🌱 Menhariko (面張りこ) : là loại mặt nạ thường xuất hiện trong các bộ phim và Anime Nhật Bản. Màu sắc và các nét vẽ trên mặt nạ đều được làm thủ công. Cả hai mặt trong và ngoài của mặt nạ đều có hình thù và mang hai màu trắng – đen đối lập.

🌱 Byakko (白狐) : một loại mặt nạ cáo trắng đơn giản, thường được sử dụng khi người dân đi chơi lễ hội, hoặc kết hợp cùng mặc Kimono. Tương truyền rằng, cáo trắng là sứ giả của thần linh và đôi khi được hoá thành người và sinh ra trong hình hài đứa trẻ.

🌱 Egao Kitsunemen (笑顔狐面) : là một loại mặt nạ cáo biết cười, có khuôn miệng cáo mở rộng như đang cười, được dùng trong điệu múa cáo (狐舞-Kitsune Mai) diễn ra vào lúc giao thừa ở kỹ viện bậc nhất Yoshiwara thời Edo. Những năm gần đây, người ta khôi phục lại điệu múa này bằng cách sử dụng vào các lễ hội.

🌱 Daikitsumen (大狐面): là loại mặt nạ nhìn hung dữ, râu tóc bù xù, đặc trưng là có mặt bên trong màu đen.

——-

Source: jpnculture

𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬

Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:hello@nipponclass.jp

#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban

Có thể là hình ảnh về 1 người
Bạn phải để đăng bình luận.