fbpx
KHÁC BIỆT GIỮA NHẬT VÀ THẾ GIỚI TRONG VIỆC NUÔI DẠY TRẺ

KHÁC BIỆT GIỮA NHẬT VÀ THẾ GIỚI TRONG VIỆC NUÔI DẠY TRẺ

Nhật Bản nổi tiếng là một nước có nền văn hóa đặc biệt và vô cùng phong phú. Cả trong việc nuôi dạy con cái, Nhật Bản cũng có sự khác biệt đáng ngạc nhiên về phương pháp nuôi dạy con cái so với các nước khác trên thế giới.

Hãy cùng Nippon Class tìm hiểu trong bài viết này nhé!

NƠI BÉ NGỦ

👉 Ở các nước phương Tây, bố mẹ thường tập cho bé ngủ riêng ở phòng khác từ khi còn rất nhỏ, và họ sẽ kiểm tra giấc ngủ của con thông qua camera. Còn ở Nhật Bản, các bé nhỏ sẽ được ưu tiên ngủ cùng phòng với mẹ. Vậy phương pháp nào tốt hơn?

Lợi ích của việc cho bé ngủ một mình

✅ Bé có thể ngủ ngon giấc từ sớm, không bị ảnh hưởng bởi nhịp sống của người lớn như khi bố đi làm về muộn hoặc mẹ phải dậy sớm.

✅ Mẹ có thể ngủ ngon nên dễ dàng giảm mệt mỏi sau sinh, đồng thời phòng ngừa trầm cảm sau sinh cũng rất hiệu quả.

✅ Cả hai vợ chồng sẽ không bị mất ngủ vì bé quấy khóc về đêm.

Những vấn đề trong việc cho bé ngủ một mình

❎ Đối với bậc cha mẹ, không có gì đau đớn hơn cái chết của chính con mình, hơn nữa nếu đó là đứa trẻ vừa chào đời thì quả thật là một cú sốc quá lớn. SIDS hay còn gọi là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, là một căn bệnh đáng sợ có thể đột ngột cướp đi sinh mạnh của một em bé.

❎ Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như bé lật sấp khi ngủ hay bé bị hút thuốc thụ động, và vì cha mẹ ngủ ở phòng khác nên khó nhận thấy sự bất thường của bé.

✨ Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cũng cho thấy tai nạn bất ngờ khi ngủ chung cũng là một phần nguyên nhân, vì vậy dù ngủ chung với bé cũng không nên mất cảnh giác nhé.

✨ Người Nhật thường cho bé ngủ chung phòng để có thể thể giám sát trẻ cẩn thận hơn, phản ứng nhanh chóng với những trường hợp đặc biệt, kiểm tra nhịp thở của bé ngay cả khi bé ngủ… nhưng cần lưu ý là mẹ không nên ngủ quên khi đang cho bé bú, vì đã có trường hợp trẻ bị ngạt thở trong lúc bú vì mẹ ngủ quên.

3 LUẬT NUÔI DẠY CON Ở NƯỚC NGOÀI MÀ NHẬT BẢN KHÔNG CÓ

Trẻ dưới 12 tuổi cấm ra đường một mình

👉 Nhật Bản, việc trẻ em đi học về một mình không phải là chuyện hiếm nhưng điều này lại bị cấm ở một vài quốc gia khác. Ví dụ ở California, trẻ em dưới 12 tuổi bị cấm ra đường một mình, bố mẹ và người trông trẻ có trách nhiệm đưa đón bé ở trường hoặc chỗ học thêm. Điều này khác hoàn toàn so với Nhật Bản. Thiết nghĩ, để bảo vệ bé khỏi tai nạn và bắt cóc thì có lẽ Nhật Bản nên học tập nước ngoài ở vấn đề này.

Việc đánh đòn bé là vi phạm pháp luật

👉 Cũng như Việt Nam, người Nhật thường có cách răn đe, dạy dỗ những đứa trẻ không nghe lời bằng cách bảo sẽ đánh đòn chúng. Việc đánh vào bàn tay hoặc mông trẻ tại Nhật không phải việc gì lạ. Tuy nhiên, ở các nước phương tây có luật bảo vệ trẻ em nghiêm ngặt hơn Nhật Bản rất nhiều, bố mẹ sẽ bị hàng xóm tố cáo ngay lập tức dù chỉ đánh nhẹ vào tay con mình. Bất cứ việc gì ảnh hưởng đến thể xác của bé đều bị pháp luật nghiêm cấm, nên không chỉ đánh mà bỏ mặc cũng là hành vi phạm tội.

✨ Nhưng nếu bé hư thì vẫn cần biện pháp răn đe phải không nào? Vậy ở các nước phương tây, người ta sử dụng phương pháp nào? Phương pháp phổ biến ở Mỹ được gọi là “Time out”

📍 Đây là phương pháp mà bố mẹ sẽ yêu cầu bé phải suy ngẫm một mình trong một khoảng thời gian nhất đinh, bằng cách cho bé ngồi, hoặc đứng tại một nơi chuyên dành cho việc kỷ luật chẳng hạn như trên ghế sofa hay trong góc phòng…Ngoài ra họ cũng thực hiện biện pháp giữ khoảng cách với con, điều này cũng giúp điều tiết cảm xúc kích động của bé.

✅ Thay vì sử dụng đòn roi hay la mắng thì biện pháp “mềm mỏng” này cũng đem lại hiệu quả bất ngờ đấy.

Tắm cùng con là vi phạm pháp luật

✨ Trẻ em Nhật Bản là những đứa trẻ duy nhất trên thế giới dù đã vào tiểu học thì vẫn tắm cùng bố, mẹ.

👉 Thậm chí, đến tận năm cuối của cấp bậc tiểu học, các bé vẫn được tắm cùng bố, mẹ. Tuy nhiên đây dường như cũng là một sự khác biệt lớn so với cách nuôi dạy trẻ em ở các nước khác. Ở Mỹ, trẻ em từ 6 tuổi trở lên không được phép tắm chung với cha mẹ hoặc anh chị em khác giới.

✨ Khi tắm cho trẻ, ở nước ngoài có một quy định là bố, mẹ phải mặc quần áo vào phòng tắm. Một số trường hợp các ông bố vẫn tắm cùng con gái khi đã hơn 6 tuổi đã bị tước quyền nuôi con.

TÂM LÝ NUÔI CON

✨ Ở các nước phương tây, nơi tính độc lập được coi trọng, ý kiến của trẻ cũng được lắng nghe và quan tâm nhiều hơn, còn ở Nhật Bản thì bố mẹ hoặc người lớn thường yêu cầu bé thực hiện điều đó như một chuyện hiển nhiên. Nhật Bản có xu hướng dạy con cái phải gương mẫu hơn là lắng nghe ý kiến của con. Ngay cả khi bé muốn đưa ra quan điểm, cũng không có quá nhiều người quan tâm.

✅ Khác với Nhật Bản, các nước phương Tây có quan điểm riêng khi nuôi dạy con cái, không đi theo cái nhìn của người khác như những người cha mẹ ở Nhật Bản, nơi “tôn trọng sự hòa hợp”.

Phương pháp của Nhật Bản hay các nước phương tây đều có những ưu, khuyết điểm riêng, nên các bậc phụ huynh hãy chắt lọc những điều hay và phù hợp để nuôi dạy bé nhé! 💞💞💞

——–

𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬

Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:

Mail: hello@nipponclass.jp

Website: https://nipponclass.jp

#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#gocnhatban#guide

Bạn phải để đăng bình luận.