fbpx
ISE JINGU – NGÔI ĐỀN LINH THIÊNG NHẤT CỦA ĐẠO SHINTO

ISE JINGU – NGÔI ĐỀN LINH THIÊNG NHẤT CỦA ĐẠO SHINTO

Có thể bạn chưa biết, Ise Jingu (伊勢神宮) được biết đến như điểm đến linh thiêng nhất của đạo Shinto, nằm ở tỉnh Mie, Nhật Bản. Được bắt đầu xây dựng từ thế kỉ thứ 5, nhằm tôn vinh Amaterasu – Omikami (天照大神) – nữ thần mà các gia đình hoàng tộc ở Nhật Bản tin rằng họ chính là con cháu của bà. Ise Jingu được coi như ngôi nhà tinh thần của người Nhật.

Đền thờ Ise Jingu

👉 Thần cung Ise có 125 đền bao quanh 2 ngồi đền chính là Naiku – 内宮 (Nội cung) và Geku -外宮 (Ngoại cung). Quần thể này rộng hơn 5.500 ha và chiếm 1/5 diện tích thành phố Ise.

✨ Với người Nhật Bản, không có nơi nào linh thiêng hơn Nội Đền của Đền thờ Ise Jingu. Chuyến hành hương đến thánh địa này sẽ là một cơ hội độc nhất để bạn kết nối với thế giới tâm linh của đất nước và người dân Nhật Bản.

📍 Ngôi đền nằm ở vị trí trung tâm là đền Naiku, cũng là ngôi đền lớn nhất Ise Jingu, được cho là thờ Nữ thần Mặt trời Amaterasu và nhận được sự tôn kính lớn hơn so với các điện thờ bên ngoài. Tại đây, nữ thần Mặt trời đã trao chiếc gương đồng Bát chỉ kính (Yata no Kagami – 八咫镜) – một trong 3 báu vật linh thiêng của Hoàng gia Nhật Bản, cho vị Hoàng đế đầu tiên của đất nước, biến ngôi đền trở thành nơi quan trọng và thiêng liêng nhất của toàn dân tộc. trong 3 báu vật linh thiêng của Hoàng gia, cho vị Hoàng đế đầu tiên của đất nước, biến ngôi đền trở thành nơi quan trọng và thiêng liêng nhất của toàn dân tộc.

✅ Cũng bởi thế, công chúng gần như không được tiếp cận Nội cung nằm ẩn sau các hàng rào gỗ cao. Đến năm 1945, Thần cung gần như tách khỏi thế giới bên ngoài bởi dòng sông Miyagawa, được coi như biên giới giữa vùng đất thường và đất thiêng.

👉 Geku (外宮) ngoại điện tên chính thức là Toyouke Daijingu (豊受大神宮) cách Naiku khoảng 6 km và là nơi thờ thần Toyouke Omikami (豊受大神) – vị thần nông nghiệp và công nghiệp.

⏱ Cứ mỗi 20 năm, người dân Nhật lại xây dựng lại Naiku để duy trì và gìn giữ để ngôi đền trường tồn với thời gian. Điểm đặc biệt của ngôi đền này là không tu sửa mà nó được đập ra và xây mới lại hoàn. Đây cũng là cách thể hiện quan điểm của đạo Shinto (神道) về sự sống, cái chết và sự hồi sinh. Vật liệu xây dựng được làm từ gỗ của khu rừng xung quanh có tuổi đời hàng thế kỉ nên rất chắc chắn.

👉 Sau khi hoàn thành xây dựng, người dân sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm đặc biệt rước thánh thần về nhà mới. Gỗ của các tòa nhà cũ cũng không bị vứt bỏ mà sử dụng để sửa chữa cổng đền. Phần còn lại sẽ được chuyển tới các đền thờ khác trên khắp Nhật Bản để tái cấu trúc hoặc xây dựng. Đến nay, Naiku đã được tái tạo tới 62 lần.

✨ Một điểm đặc biệt nữa là những người có trách nhiệm trông coi khu đền phải có xuất thân từ Hoàng gia Nhật Bản.

📍 Hằng ngày, tại Ise Jingu đều cử hành các nghi lễ tôn giáo cầu nguyện mùa màng bội thu, quốc gia thịnh vượng và gửi lời cảm tạ tới thiên nhiên.

🎌 Ise Jingu được xem là nơi du lịch thiêng liêng nhất ở Nhật Bản. Mỗi ngày có rất nhiều du khách nước ngoài và người dân Nhật Bản đến thăm viếng và cầu nguyện. Khách viếng đền không được vào trong mà chỉ được cầu nguyện ở cửa vào đền, sau những bức tường cao. Du khách muốn chụp hình cũng phải đứng ở một khoảng cách nhất định. Năm 2015, Ise Jingu đón 8,38 triệu khách trong và ngoài nước viếng thăm.

Phương thức di chuyển

🚌 Từ đền bên ngoài ở trung tâm Ise , bạn có thể đi xe buýt đến Nội đền trong thời gian từ 10 đến 15 phút.

🚎 Nếu bạn đi tàu từ nơi khác đến thì ga Isuzugawa (五十鈴川駅) sẽ gần hơn. Sẽ có nhiều tuyến xe buýt chạy từ ga này và chuyến đi sẽ chỉ mất sáu phút mỗi chiều.

🚎 Từ các thành phố lớn lân cận, bạn có thể đi tuyến Kintetsu để đến ga Isuzugawa: từ Nagoya trong khoảng 90 phút, từ Osaka-Namba trong khoảng 1 tiếng 50 phút, và từ Kyoto trong khoảng 2 tiếng 30 phút.

Một đại đền với những huyền thoại vĩ đại

👉 Nội đền là tòa nhà quan trọng nhất trong khu phức hợp đền thờ Ise Jingu. Nghiên cứu hiện đại cho thấy rằng ngôi đền đã có niên đại từ thế kỷ thứ 4 và một số cấu trúc có thể đã được dựng lên từ trước đó một thế kỷ nữa.

✨ Tầm quan trọng của Nội đền bắt nguồn từ việc thờ nữ thần Amaterasu Omikami và mối liên hệ của đền với nguồn gốc thần thoại Nhật Bản. Với vai trò là nữ thần mặt trời, bà được cho là vị thần tối cao của Thần đạo.

✅ Theo truyền thuyết, các thiên hoàng Nhật Bản, bao gồm cả người đang tọa vị trên ngai vàng hoa cúc, là hậu duệ trực hệ của bà. Thần chủ của ngôi đền phải có liên quan đến hoàng tộc, và Thiên hoàng sẽ thân chinh đến thăm đền bên trong hàng năm.

📍 Gương Thần Yata no Kagami – một trong ba biểu trưng của hoàng gia Nhật Bản, là thứ rất cần thiết để kế vị ngôi vua, được tôn thờ như một biểu tượng của Amaterasu Omikami trong tòa điện thờ chính của Naiku. Theo thần thoại Thần đạo, chiếc gương này được cho là đã được dùng để dụ Amaterasu ra khỏi cái hang mà bà đang giam mình trong đó để phản đối hành động xúc phạm của em trai mình.

Cánh cổng bước vào vương quốc của thế giới tâm linh

👉 Để tiến vào khuôn viên của Naiku, cần đi qua cây Cầu Ujibashi bằng gỗ. Sau khi qua bên kia cầu, bạn sẽ có cảm giác như mình vừa du hành ngược thời gian, dấu hiệu duy nhất cho bạn biết mình vẫn còn ở thời hiện đại là một lá cờ Nhật Bản gần đó. Khu khuôn viên có một bầu không khí trang trọng và rất tâm linh.

⛩ Cổng torii (鳥居) truyền thống được dựng ở cả hai đầu cầu Ujibashi, như một ranh giới giữa thế giới trần tục và thần thánh.

✨ Lưu ý, du khách không nên đi vào giữa cầu.

Tái thiết không ngừng

👉 Naiku, Cầu Ujibashi và kiến trúc quan trọng khác đã được xây dựng lại theo nghi thức cứ mỗi 20 năm kể từ thế kỷ thứ 7. Tuy nhiên, việc xây dựng lại tạm thời bị hoãn trong thời trung cổ (thế kỷ 15-16). Lần tái thiết gần đây nhất là vào năm 2013. Mỗi chu kỳ tái thiết phải mất tám năm để hoàn thành.

Khiêm tốn nhưng đầy uy nghi

👉 Các cấu trúc ở đây được xây bằng gỗ bách Nhật Bản không đánh véc-ni và được khai thác theo cách truyền thống từ khu vực Kisodani ở Tỉnh Nagano. Trong những những năm gần đây, khoảng 20% tổng dân số đến từ các ngọn núi xung quanh Naiku.

✨ Tương phản với màu đỏ rực ở các ngôi đền nổi tiếng khác như Ngôi đền thờ Thần đạo Fushimi Inari Taisha ở Kyoto , Naiku đơn giản và không hề hào nhoáng.

👀 Khi bạn đến gần tòa nhà chính của Naiku, tầm nhìn của bạn sẽ bị che bởi một tấm màn treo, vì người thường không nên nhìn thẳng vào nơi cư ngụ của các vị thần.

——–

𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬

Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:

Mail: hello@nipponclass.jp

Website: https://nipponclass.jp

#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#gocnhatban#guide

Bạn phải để đăng bình luận.