Hồng có nguồn gốc từ Đông Á, có nhiều giống bản địa ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Đây là trái cây đã quá quen thuộc với người dân Nhật Bản, có lịch sử lâu đời và xuất hiện cả trong những câu chuyện cổ tích từ xa xưa. Chúng rất dễ đơm hoa kết trái với khí hậu của châu Á nên sản lượng thu hoạch quả hồng quá nhiều, đến nỗi người dân không thu hoạch xuể, để hồng rơi rụng tự nhiên đầy gốc, và làm trái cây cho nhiều loại động vật hoang dã và chim chóc ăn.
Hồng là trái cây mọng nước, nếu để quá lâu sẽ bị hỏng, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, để có thể để được lâu hơn, người dân Nhật Bản đã nghĩ ra cách phơi khô để tạo ra một loại món ăn chơi ngon bổ như ngày nay bạn thấy. Quả hồng phơi khô ở Nhật Bản được xác nhận có từ thời Heian (927), khi ấy dùng như một món ăn cho lễ hội. Sau thời Minh Trị, người ta thường buộc đài hoa bằng chuỗi dây đầy những trái hồng khô
.Tại Hội chợ Thế giới Paris được tổ chức vào năm 1900, sản phẩm hồng khô từ tỉnh Gifu đã được trưng bày và giành được Cúp bạc, và giành Cúp vàng vào năm 1904.
Quả hồng khô có kích thước bằng 1/3 quả hồng tươi ban đầu. Khi nước bay hơi, lượng vitamin C chứa trong quả hồng giảm đi mà thay vào đó, β-caroten và vitamin A lại tăng lên đáng kể so với quả hồng tươi. Do đó, ăn hồng khô sẽ cải thiện tuần hoàn máu và làm cho đường tiêu hóa khỏe hơn. Hơn hết, vị ngọt của hồng khô được cô đọng lại, và ngọt gấp rưỡi hồng tươi bình thường.
Hồng treo gió được làm như thế nào?
Đầu tiên, gọt vỏ quả hồng để hồng có thể khô vỏ nhanh, sau đó để cách xa những quả hồng sao cho chúng không dính vào nhau và buộc chúng lại bằng một sợi dây dù. Sau khi khử trùng quả hồng đã buộc bằng cách nhúng vào nước sôi khoảng 10 giây, bạn lau sạch nước trên quả hồng và đem phơi nơi thoáng gió trong khoảng 2 tuần. Nấm mốc dễ xuất hiện khi nhiệt độ cao, vì vậy người ta nói rằng cuối thu đến đầu đông, khi nhiệt độ thấp và không khí dễ khô là thời điểm lý tưởng để làm hồng khô.
Trên thực tế, người ta nói không phải giống hồng nào cũng làm được hồng khô. Đó là do sự khác biệt về hàm lượng đường trong loại hồng cứng cao hơn loại hồng mềm. Thêm vào đó là hồng mềm rất khó làm, bởi khi sấy hồng chín, độ tươi của nó bị hỏng và rất dễ bị mốc.
Hồng khô được sản xuất trên khắp Nhật Bản, nhưng tỉnh Nagano và Fukushima nổi tiếng có sản lượng cao và cho chất lượng hồng khô tốt hơn cả. Ở tỉnh Nagano, có hồng Ichida và ở tỉnh Fukushima có hồng Koshu Hyakume và hồng Dogami Hachiya cực kỳ nổi tiếng.
Đặc biệt, người Nhật thường ăn hồng khô vào dịp tết hoặc gửi những hộp hồng khô làm quà đầu xuân năm mới với lời chúc an khang thịnh vượng. Hơn nữa dinh dưỡng có trong quả hồng khô được cho là có công dụng phòng chống cảm lạnh, chống khô nẻ cho da, cải thiện chứng táo bón, có chức năng giải rượu nên hồng khô là món ăn hoàn hảo cho mùa này.
Tuy nhiên, nhiều người nghĩ rằng hồng là sản phẩm đặc trưng của Nhật Bản, nhưng trên thực tế, Trung Quốc là nhà sản xuất hồng khô lớn nhất thế giới, Hàn Quốc đứng thứ hai, Tây Ban Nha đứng thứ ba, và đáng ngạc nhiên là Nhật Bản đứng thứ tư thôi. Bạn đã có dịp thưởng thức hồng khô của các nước trên thế giới chưa? Loại nào ngon hơn nhỉ?
Comment cho mọi người và Nippon class cùng biết với nhé.
—————
Source: kanro.co.jp
IMG : tổng hợp
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban#hongtreogio