fbpx
GIỐNG LÚA CHÂU Á VÀ CÁC LOẠI GẠO Ở NHẬT BẢN

GIỐNG LÚA CHÂU Á VÀ CÁC LOẠI GẠO Ở NHẬT BẢN

Tổng diện tích trồng lúa trên thế giới hiện nay vào khoảng 150 triệu ha, với gần 90% tập trung ở châu Á. Vựa gạo lớn nhất thế giới là Trung Quốc, tiếp theo là Ấn Độ. Trên thị trường có 3 giống lúa châu Á phổ biến nhất là:

Gạo Japonicaジャポニカ 米
Gạo Indicaインディカ 米
Gạo Javanicaジャバニカ米

Vào năm 1993 khi Nhật Bản thiếu lương thực thì gạo Indica được nhập khẩu nhiều nhất.

Tuy nhiên, loại gạo được người Nhật ưa chuộng hơn lại là gạo Japonica.

Các giống lúa Châu Á

Giống Indica (インディカ米)

Ở riêng Nhật Bản thì loại gạo chính là Japonica, nhưng trên toàn thế giới thì loại gạo chính là Indica.

▶️ Sản lượng của gạo Indica chiếm tới hơn 80% sản lượng gạo của toàn thế giới, được trồng ở nhiều vùng như miền trung Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam , Ấn Độ, Malysia, Phillippine….hoặc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, điều kiện nhiệt độ trồng cần cao hơn so với gạo Japonica.

▶️ Đây là lý do vào năm 1993 khi Nhật Bản thiếu hụt lương thức phải nhập khẩu gạo Indica từ các nước khác.

▶️ Tuy nhiên, hạt gạo Indica với tính chất dài và không kết dính nên không hợp khẩu vị với hầu hết người Nhật, nên hầu như không được ưa thích sử dụng tại đất nước này.

Giống Javanica (ジャバニカ米)

▶️ Với số lượng ít và tương đối hiếm, gạo Javanica chỉ được trồng ở một phần nhỏ trên thế giới như khu vực Java của Indonesia hay các khu vực thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới ở châu Á, Nam Mỹ.

▶️ Hạt gạo lớn với hương nhẹ và dính khi nấu, vị hơi nhạt.

▶️ Hạt có kích thước trung bình giữa 2 loại Japonica và Indica trên.

Giống Japonica (ジャポニカ米)

▶️ Chủ yếu được trồng ở Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, đông bắc Trung Quốc và một số khu vực của Châu Âu.

▶️ Hạt gạo Japonica có đặc điểm là tròn, ngắn, có độ dính và bóng khi nấu chín.

▶️ Gần đây, nó cũng bắt đầu được trồng ở Mỹ và Úc, nhưng chỉ được trồng để xuất khẩu sang một vài nước nơi sử dụng gạo làm lương thực chính, trong đó có Nhật Bản.

▶️ Có khoảng 20% trên sản lượng gạo thế giới là gạo Japonica. Điều kiện thích hợp để trồng gạo Japonica là những khu vực có thời gian nắng dài và nhiệt độ thời tiết vừa phải.

✨ Gạo Japonica khi nấu chín có hương vị thơm ngon, và hương vị này không bị mất kể cả khi đã nguội, vì vậy nó rất phù hợp với văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Ví dụ như cơm nắm, sushi, hộp bento…

Việc trồng trọt lúa gạo bắt đầu ở Nhật Bản từ cách đây hơn 3.000 năm trong thời kỳ Jomon. Khí hậu ở Nhật Bản có mùa mưa nhiều và mùa ít mưa, thích hợp cho việc trồng lúa.

Các loại gạo nổi tiếng tại Nhật bản

Gạo Koshihikari (コシヒカリ)

Được sản xuất trên khắp Nhật Bản, là một giống gạo phổ biến với năng suất cao. Cơm nấu ra có vị ngọt và dẻo, dù ăn khi nguội thì vẫn thấy ngon.

✨ Để có một nồi cơm ngon hãy nấu với tỉ lệ gạo nước là 1 : 1

Gạo Sasanishiki (ササニシキ)

Cùng với gạo Koshihikari, gạo Sasanishiki được ưa chuộng như một loại gạo ngon. Nó không dính khi được nấu chín, có vị nhạt hơn gạo Koshihikari, thường được sử dụng cho món sushi.

✨ Để có một nồi cơm ngon hãy nấu với tỉ lệ gạo nước là 1 : 1

Gạo Hitomebore (ひとめぼれ)

Là một giống được sinh ra từ gạo Koshihikari. Độ dính cao hơn và mềm hơn khi nấu chín. Cơm vẫn mềm và ngon ngay cả khi nguội.

✨ Để có một nồi cơm ngon hãy nấu với tỉ lệ gạo nước là 1 : 2

Gạo Akita Komachi (あきたこまち)

Gạo được trồng dựa theo khí hậu và địa hình của tỉnh Akita, nhưng hiện nay cũng được trồng mở rộng ở các khu vực khác. Đặc trưng loại này là dẻo, độ ẩm cao hơn, hạt cơm bóng và thơm.

✨ Để có một nồi cơm ngon hãy nấu với tỉ lệ gạo nước là 1 : 1

Gạo Haenuki (はえぬき)

Được trồng ở tỉnh Yamagata, là một giống được tạo ra từ gạo Akita Komachi có độ dai và bề mặt chắc chắn.

✨ Để có một nồi cơm ngon hãy nấu với tỉ lệ gạo nước là 1 : 1

Gạo Tsuyahime (つや姫)

Được trồng ở tỉnh Yamagata, đặc điểm của giống gạo này là dễ trồng và có thể chịu được nắng nóng. Hạt gạo Tsuyahime có độ đồng đều cao và màu trắng đẹp, khi nấu chín hạt cơm có hương vị thơm ngon.

✨ Để có một nồi cơm ngon hãy nấu với tỉ lệ gạo nước là 1 : 1

Gạo Yumepirika (ゆめぴりか)

Được trồng ở vùng lạnh Hokkaido từ năm 2008, có màu trắng như tuyết. Khi nấu chín hạt cơm dẻo, dính và có hương vị thơm ngon. Và giống với gạo Koshihikari nó vẫn ngon khi ăn lúc nguội.

✨ Để có một nồi cơm ngon hãy nấu với tỉ lệ gạo nước là 1 : 1

Một vài loại gạo khác tại Nhật Bản

Gạo Musemai (無先米)

Gạo không cần vo, chỉ cần bỏ vào nồi thêm nước và nấu

Gạo Genmai (玄米)

Gạo lứt, loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, giữ lại lớp cám gạo giàu dinh dưỡng

Gạo Hatsuga genma (発芽玄米)

Loại gạo đặc biệt, là gạo lứt được ngâm trong nước ấm cho nảy mầm, có nhiều vitamin và các chất có lợi cho sức khỏe

Gạo Mochigome (もち米)

Là gạo nếp, ở Nhật được sử dụng để làm Mochi.

Gạo Zakkoumai (雑穀米)

Đây là loại gạo ngũ cốc, gồm gạo và các loại ngũ cốc khác được trộn chung với nhau.

Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn lựa chọn được loại gạo yêu thích của mình trong thời gian sống tại đất nước mặt trời mọc nhé.

———–

𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬

Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:

Mail: hello@nipponclass.jp

Website: https://nipponclass.jp

#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#gocnhatban#guide#gaongon#米#こめ#RICE#GẠO#GẠONHẬTBẢN#gaonhatban

Bạn phải để đăng bình luận.