Đền Nezu do Yamato Takeru thành lập hơn 1900 năm trước, là một trong những ngôi đền cổ nhất Nhật Bản. Cùng Nippon Class tìm hiểu về đền Nezu nhé!
Đền Nezu – 根津神社
Được xây dựng vào năm 1705 trong thời kỳ Edo, đền Nezu là một trong những ngôi đền cổ nhất tại Nhật Bản.
Với không gian rộng rãi thoáng mát, được bao quanh bởi cây xanh, ngôi đền được ví như một công viên thu nhỏ.
Nếu ở Kyoto có đền Fushimi Inari thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch với những chiếc cổng torii màu đỏ tươi đặc biệt, thì bạn sẽ bất ngờ khi cũng có thể tìm thấy những chiếc cổng trời nổi tiếng đó tại đền Nezu.
Khi đến đây, bạn sẽ bất ngờ với vô số chiếc cổng Torii màu đỏ được xếp thành hàng dài tạo thành một đường hầm đỏ nơi du khách có thể đi qua. Ngoài ra, nhìn từ xa bạn có thể thấy cây cầu bắt qua hồ cá nhỏ trông rất thích mắt.
📍 東京都文京区根津1-28-9
Lễ hội hoa đỗ quyên – つつじ祭り
Đền Nezu cũng tổ chức các lễ hội và sự kiện đặc biệt vào các ngày lễ và mùa trong năm. Trong thời gian này, du khách có thể trải nghiệm những hoạt động truyền thống như các buổi diễu hành trên đường phố, múa truyền thống và các nghi lễ tôn giáo đặc biệt.
Lễ hội nổi tiếng nhất của đền Nezu chính là lễ hội hoa đỗ quyên – つつじ祭り được tổ chức khoảng cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 hàng năm. Tại đây, bạn có thể ngắm nhìn hơn 3.000 bụi hoa đỗ quyên rực rỡ với nhiều màu sắc như hồng, đỏ và trắng. Trong lễ hội sẽ có các gian hàng bán đồ ăn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các màn trình diễn văn hóa truyền thống khác nhau. Lễ hội sẽ thu hút rất nhiều người ghé thăm, vì thế nếu muốn có được những bức ảnh đẹp và không phải chen chúc thì bạn nên đến đền vào sáng sớm.
Trong thời gian diễn ra lễ hội, du khách còn có thể tận mắt chiêm ngưỡng 36 bức tranh của họa sĩ Yoshinaga Morimura – bậc thầy về tranh cổ Nhật Bản và cặp tượng kim loại cực kỳ quý hiếm.
Tại đền Nezu còn bán các loại bùa cầu nguyện, túi hộ mệnh, vật phẩm trang trí có giá từ 300 yên.
Nếu có thời gian hy vọng các bạn ghé thăm đền Nezu nhé! 💞💞💞
——–
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
Website: https://nipponclass.jp
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#gocnhatban#guide