Xin chào các bạn, hôm nay Hako muốn viết một bài mang chủ đề hơi khác với mọi khi một xíu, đó là cảnh báo việc lừa đảo qua tin nhắn.
Nhật Bản so với các quốc gia khác về vấn đề an ninh rất tốt. Nhưng mà chuyện xấu thì không hẳn là không xảy ra. Gần đây ở Nhật có nhiều vụ thiệt hại do lừa đảo xảy ra. Những tên tội phạm lừa đảo thường thì đặc biệt là những người già là những đối tượng mà dễ bị nhắm đến. Tuy nhiên những tên lừa đảo không tha và ngày càng tiếp cận tới giới trẻ, kể cả là người nước ngoài.
Để trang bị cho những lúc như thế, để không bị lừa đảo thì các bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị kiến thức kỹ càng nhé!!
Các bạn trẻ hãy chú ý!! Những vụ lừa đảo qua Mail, Line
Những vụ lừa đảo sử dụng tin nhắn trong Facebook, Line hay Mail dạo gần đây tăng lên chóng mặt. Hako sẽ giới thiệu một vài nội dung đã nhận được trong thực tế. Mong các bạn tham khảo qua.
Tin lừa đảo nó sẽ được gửi tới và có kèm theo số điện thoại hoặc là kèm theo 1 đường link URL chẳng hạn như:
- 宅配便を届けましたが不在でした~ – Tôi đã giao hàng tận nhà nhưng bạn lại đi vắng…
- 未払いぶんの請求があります。至急ご連絡ください。- Có yêu cầu thanh toán, vui lòng liên hệ gấp với chúng tôi
- アマゾンのギフトカードを購入してほしい – Mua thẻ quà tặng Amazon
- 詐欺にあったら〇〇に電話相談してください!- Nếu có lừa đảo thì xin hãy liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại 〇〇
Hako thì đã gặp qua nhiều, cũng có thể phán đoán được phần nào độ chính xác, thật giả của tin nhắn. Tuy nhiên, phương thức ngày càng tinh vi và thực tế không ít người bị lừa và hiện tại thì vẫn còn tình trạng này xảy ra.
Ví dụ:
Tin nhắn với nội dung: [ 宅配便をお届けしましたが不在でした。- Chúng tôi đã chuyển phát giao hàng đến nhà, nhưng bạn lại đi vắng] thì được mạo danh là [ クロネコヤマト- Kuronekoyamato] một trong những công ty đứng đầu về dịch vụ chuyển phát nhanh ở Nhật.
Hoặc là tin nhắn「未払いぶんの請求があります。- có yêu cầu thanh toán」lại mạo danh từ Sofbank.
Tin nhắn thường được mạo danh với tên những công ty lớn, nhằm tạo tin tưởng người dùng. Chính vì như vậy, đối với những người không xác định rõ mà lỡ đăng nhập vào URL thì sẽ bị lấy đi thông tin cá nhân. Việc đăng nhập như vậy thì khả năng bị yêu cầu tính phí cao là sẽ xảy ra .
Quan trọng nữa là tin nhắn [詐欺にあったら〇〇に電話相談してください!- Nếu có lừa đảo thì xin hãy liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại 〇〇]. Đây là một loại lừa đảo ranh mãnh nhất, chúng giả danh tiếp nhận hỗ trợ khi có lừa đảo, nhưng thực tế chính chúng là những kẻ lừa đảo. Ngoài ra, chúng có thể giả danh cả cảnh sát nên rủi ro bị lừa là cao.
Cho nên trường hợp bạn muốn nhận được sự hỗ trợ từ cảnh sát thì nhất định xin hãy gọi tới 110 nhé!!!
Nếu bạn vô tình đăng nhập vào mail lừa đảo
Nếu bạn bị lừa nhấp vào URL hoặc là lỡ điền thông tin cá nhân đăng nhập vào thì cũng hãy bình tĩnh nhé. Vẫn chưa có vấn đề gì xảy ra. Mục đích cuối cùng của lừa đảo chính là lấy tiền.
Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn không thanh toán.
Trường hợp bị lấy cấp thông tin cá nhân, có thể sau đó bạn sẽ nhận được một cuộc gọi đến, nhưng hãy phớt lờ nó nhé. Hoặc là nếu có tin nhắn gửi đến với nội dung [至急ご連絡ください – Xin hãy liên lạc với chúng tôi ngay lập tức] thì bạn cũng hãy phớt lờ nhé.
Hơn thế biện pháp xử lý khôn ngoan đó chính là gọi cho cảnh sát để được hỗ trợ.
Lời kết
Số tiền bị thiệt hại thì không thể nào quay trở lại. Để không bị lấy đi số tiền mà mình đã cực khổ kiếm thì nhất định hãy kiểm tra thông tin cẩn thận nhé! Không chỉ mình bạn mà bạn bè bạn cũng có khả năng trở thành người bị hại, việc trang bị cho mình kiến thức để tránh thông tin lừa đảo thế này không thừa đâu các bạn ạ.
Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích cho các bạn!!!
Nếu như các bạn có yêu cầu chẳng hạn như muốn Hako viết về vấn đề gì thì xin hãy nói nhé!!!