Rào cản 1.3 triệu yên là gì?
👉 Có 1 vấn đề gọi là “rào cản 1.3 triệu yên”, có nghĩa ngay cả ở những doanh nghiệp có dưới 100 nhân viên, nếu người phụ thuộc vợ/chồng đang làm bán thời gian ở đây và có thu nhập hàng năm từ 1.3 triệu yên trở lên, họ sẽ không còn đủ điều kiện là người phụ thuộc, và phải đóng phí bảo hiểm 国民年金 – lương hưu nhà nước (16.520 yên mỗi tháng) và Bảo hiểm sức khỏe quốc gia (khác nhau tùy theo địa phương và thu nhập), dẫn đến mức lương nhận về tay sẽ giảm đi.
Biện pháp tạm thời để giải quyết rào cản 1.3 triệu yên
👉 Để giải quyết vấn đề rào cản về thu nhập hàng năm, từ tháng 10 năm 2023, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã quyết định cho phép những người phụ thuộc có thu nhập hàng năm trên 1,3 triệu yên (130 man) vẫn được phụ thuộc trong tối đa 2 năm liên tiếp, miễn là chủ doanh nghiệp chứng minh được điều đó. Điều này cho phép người lao động bán thời gian tránh phải trả phí 国民年金 – lương hưu nhà nước và Bảo hiểm sức khỏe quốc gia. Đây là biện pháp tạm thời cho đến khi chế độ Nenkin (lương hưu) dự kiến được cải cách 5 năm 1 lần vào năm 2025.
Tuy nhiên, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi vẫn chưa nêu rõ các điều kiện cụ thể để áp dụng biện pháp này.
💱 Đối với mức thu nhập 1.06 triệu yên, đây là mức mà người lao động đang làm bán thời gian tại các doanh nghiệp lớn có từ 101 nhân viên trở lên sẽ phải đóng phí bảo hiểm xã hội.
✨ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi có kế hoạch cung cấp khoản trợ cấp lên đến 500.000 yên cho mỗi nhân viên tại các doanh nghiệp để kéo dài thời gian làm việc của họ. Đồng thời tăng lương để cho dù người lao động có vượt mức thu nhập, thì số tiền về tay họ vẫn không giảm.
⏱ Từ tháng 10 năm 2023, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp chứng nhận người phụ thuộc dựa trên các bằng chứng chứng minh.
Cần lưu ý những gì khi áp dụng biện pháp tạm thời này?
Thu nhập người phụ thuộc nhận được phải được công nhận là “thu nhập biến động tạm thời”.
👉 Thu nhập biến động tạm thời chủ yếu dự kiến sẽ bao gồm các khoản phụ cấp làm thêm giờ và phụ cấp được chi trả khi làm tạm thời lúc cao điểm. Nếu thu nhập của bạn tiếp tục tăng trong tương lai, chẳng hạn như lương cơ bản tăng hoặc có thêm phụ cấp ổn định thì sẽ không được công nhận là thu nhập biến động tạm thời.
✨ Ngoài ra, nếu người phụ thuộc chung 1 hộ gia đình với người tham gia bảo hiểm, và thu nhập hàng năm của người phụ thuộc cao hơn thu nhập hàng năm của người tham gia bảo hiểm thì người phụ thuộc sẽ không còn tư cách làm người phụ thuộc nữa.
Biện pháp tạm thời này có hiệu lực tối đa 2 năm liên tiếp.
👉 Các công ty bảo hiểm đang được khuyến nghị nên kiểm tra thu nhập của người phụ thuộc bảo hiểm xã hội ít nhất mỗi năm 1 lần, nhằm xác nhận rằng họ vẫn đáp ứng các yêu cầu đối với tư cách người phụ thuộc.
✨ Nếu thu nhập của người phụ thuộc được kiểm tra mỗi năm 1 lần, thì biện pháp này sẽ được áp dụng trong tối đa 2 năm liên tiếp.
Biện pháp này không áp dụng cho những người làm freelancer (nghề tự do) và chủ doanh nghiệp tư nhân.
👉 Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có cả 2 thu nhập từ nghề tự do hoặc tự kinh doanh và thu nhập từ tiền lương nơi làm việc, nếu thu nhập từ công việc của bạn vượt quá mức tiêu chuẩn để công nhận người phụ thuộc do tăng thu nhập tạm thời, thì vẫn được áp dụng biện pháp này.
✨ Biểu mẫu chứng minh người phụ thuộc dành cho chủ doanh nghiệp
Bạn có thể tải xuống biểu mẫu chứng minh người phụ thuộc để nhờ chủ doanh nghiệp – 事業主証明様式 từ trang web chính thức của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi. Tải biểu mẫu ở link dưới đây nhé:
https://www.mhlw.go.jp/content/001159348.pdf
https://www.mhlw.go.jp/content/001159349.docx
📍 Cần có giấy chứng minh của chủ doanh nghiệp khi chứng nhận người phụ thuộc và xác minh thu nhập hàng năm của người phụ thuộc. Sau đó nộp giấy chứng minh cho công ty bảo hiểm thông qua công ty mà người tham gia bảo hiểm đang làm việc, cùng với các tài liệu được yêu cầu.
Hy vọng bài viết phần nào giúp các bạn dễ dàng hơn ở đất nước xa lạ nhé! 💞💞💞
——–
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:
Mail: hello@nipponclass.jp
Website: https://nipponclass.jp
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#gocnhatban#guide