Ngày Cá tháng 4, tiếng Nhật được gọi là エイプリルフール
Về nguồn gốc của ngày Cá tháng 4
Có rất nhiều giả thuyết cho là nguồn gốc của ngày này. Sau đây, Nippon Class xin được liệt kê một vài giả thuyết.
Từ thế kỉ thứ 3, ở Ấn Độ, có một phong tục nghịch ngợm, đùa cợt nhau tên là “Lễ hội Holi”. Sau đó, nó đã được du nhập vào châu Âu. Lễ hội mùa xuân ở Ấn Độ này cũng là 1 giả thiết cho nguyên mẫu của ngày Cá tháng Tư.
Giả thuyết khác cho rằng lễ hội có nguồn gốc từ Ba Tư cổ đại, và hiện vẫn đang được tổ chức vào mỗi năm mới là nguyên bản. Vào ngày thứ 13 kể từ ngày xuân phân, khoảng tầm trước – sau ngày 1/4, họ sẽ trêu đùa nhau. Ngày này được gọi là “ngày thứ 13 nói dối”.
Giả thuyết khác là khi có một cuộc cải cách lịch ở Pháp vào năm 1564, rằng “đầu năm mới là ngày 1 tháng 1”, có những người đã phản đối, họ giữ lịch âm và đã tổ chức vào ngày 1 tháng 4. Vì đây cũng khá thú vị và giống trò đùa vui nhộn. Nên ngày cá tháng 4 cũng có thể được bắt nguồn từ việc này.
Còn có giả thuyết cho rằng nó có nguồn gốc từ “Oak Apple Day – Ngày Táo Sồi”, được tổ chức ở Anh vào thế kỷ 17 để kỷ niệm sự phục hồi của chế độ quân chủ. Vào ngày này, mọi người sẽ đeo cành sồi vào buổi sáng, nếu không, người đó sẽ bị ném trứng hoặc bị đáng bằng những cây tầm ma có gai.
Ngày này đã được du nhập tới Nhật Bản từ Âu Mĩ vào thời đại Taisho và dần được biết đến rộng rãi. Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng phong tục nói trên có nguồn gốc từ Ấn Độ, thì sau đó, nó du nhập vào Trung Quốc. rồi tới Nhật Bản vào thời Edo và khi đó, được gọi là “Ngày không hợp lý”.
Ở Nhật vào ngày này, người ta sẽ bày trò chơi khăm, nói dối nhau nhưng tuyệt đối không làm tổn thương người khác về tinh thần hoặc thể chất. Không gây thiệt hại về tài sản.
Vì chỉ là một ngày mang ý nghĩ của sự hài hước, và mục đích là để làm cho mọi người vui vẻ. Nên ngày này, bạn có thể bày trò một cách “có lí do chính đáng”, nhưng nhớ đừng làm quá nhé.
#hako #nipponclass #nhatban #japaneselife #japanese #Japan #News #cátháng4 #エイプリルフール #AprilFool‘sDay