fbpx
Hoạt động khất thực của nhà sư Nhật Bản

Hoạt động khất thực của nhà sư Nhật Bản

🇯🇵Hoạt động đi khất thực của các nhà sư tại Nhật Bản được gọi là 𝐓𝐚𝐤𝐮𝐡𝐚𝐭𝐬𝐮 <托鉢, 𝐃𝐡𝐮𝐭𝐚𝐧𝐠𝐚>, được du nhập vào Nhật Bản khi văn hóa Phật giáo từ Trung Quốc mở rộng.

Trong thời kỳ Nara, 𝐓𝐚𝐤𝐮𝐡𝐚𝐭𝐬𝐮 được thực hiện với ý nghĩa từ thiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như kè sông, hồ chứa và giếng, và thúc đẩy việc xây dựng Đại Phật của Gyoki. Thời đó, 𝐓𝐚𝐤𝐮𝐡𝐚𝐭𝐬𝐮 không chỉ bao gồm việc gây quỹ mà còn bao gồm cả các tác động quan hệ công chúng, tầm ảnh hưởng lớn của Phật giáo đến người dân Nhật Bản lúc bấy giờ.

Vào thời Minh Trị, hoạt động này bị cấm theo văn hóa phương Tây. Và vào ngày 9/11/1872, lệnh cấm 𝐓𝐚𝐤𝐮𝐡𝐚𝐭𝐬𝐮 đã được ban hành, nhà sư có giấy phép cụ thể mới có thể đi khất thực. Nhưng quy định về giấy phép 𝐓𝐚𝐤𝐮𝐡𝐚𝐭𝐬𝐮 này đã bị bãi bỏ theo Hiến pháp Nhật Bản năm 194. Hiện nay, hoạt động khất thực thường được tổ chức vào cuối năm. Các nhà sư mặc áo cà sa, đội mũ dệt kim, tay phải đeo vương trượng, tay trái cầm bát bằng sắt và tụng kinh niệm Phật đi qua khắp các ngõ phố trên toàn thành phố.

Người dân bày tỏ thiện ý, sự thành kính bằng cách cúng dường, quyên góp tiền vào bát sắt cho nhà sư, sau đó nhà sư sẽ rung chuông trên vương trượng để như báo hiệu các vị thần đã ghi nhận công đức và tấm lòng của họ.

Bạn cũng có thể bắt gặp các nhà sư đang hoạt động khất thực, nhưng chỉ đứng ngay ngắn, bất động ngay trên đường phố, hay tại các ga lớn ở Nhật Bản.

——-

Source: Izumiotsu City

𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬

#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban#monks#Dhutanga#takuhatsu

Bạn phải để đăng bình luận.