Chủ đề Hako muốn nói đến hôm nay, một công việc rất thân thuộc mỗi ngày với chúng ta đó là đổ rác. Tuy nhiên, ở Nhật trước khi bạn đổ rác thì bạn cần phải tuân thủ quy định phân loại thật tỉ mỉ từng loại rác: rác đốt được, rác không đốt được, nhựa, lon, bìa cứng, các-tông…
Cùng phân loại rác nào!!
Rác luôn phát sinh trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngày với số lượng cứ tăng dần tăng dần, việc phân loại các loại rác giúp giảm chi phí và nhân công cho công tác thu gom và xử lý rác thải, nhất là giúp phân loại rác có thể tái chế cũng là một cách bảo vệ môi trường, nên chúng ta phải cố gắng phân loại và bỏ đúng cách nhé!
Có 3 loại rác thường gặp nhất
- Rác đốt được
- Rác không đốt được
- Chai lọ rỗng
※Trường hợp có những loại chai có dung tích lớn 1.8 lít và bia chai thì bạn có thể trả lại cửa hàng mà bạn đã mua nó.
Rác đốt được | Rác tươi, rác nhà bếp, giấy, vải, đũa ăn liền, que gỗ xiên nướng, thuốc lá, tả giấy, bao ni-lông… |
Rác không đốt được | Thuỷ tinh, gốm sứ, kim loạ, bình xịt (như xịt muỗi)… Những bình chứa chất độc |
Chai lọ rỗng | Chai đựng gia vị, chai đựng nước uống, chai lọ đựng thực phẩm… |
Xin hãy tham khảo và phân loại theo như trên.
Tuy nhiên cũng có vài mục nhỏ cần phải chú ý thêm, tham khảo bên dưới nữa nhé!
- Nắp chai nhựa là loại rác cháy được. Nhưng nắp bằng kim loại lại là rác không cháy được.
- Hãy làm sạch các rác tươi trước khi mang bỏ. Ví dụ: khi bạn ăn xong, nhưng thức ăn còn thừa lại, bạn không ăn và mang bỏ thì bạn có thể xả sạch thức ăn thừa đó bằng nước rồi hãy mang bỏ
- Tả giấy cũng nhớ là phải làm sạch rồi mới đem bỏ.(Ví dụ tả giấy em bé sau khi sử dụng mà có phân trong đó, thì bạn cần xử lý và loại bỏ phân đó trong toilet rồi bỏ tả vào túi nilon và mang đi bỏ.)
☞ Đối với túi đựng rác, tuỳ vào từng vùng đô thị mà có sự khác biệt. Những chiếc túi được chỉ định đựng loại rác gì, như chai lọ, rác đốt được hay không đốt được điều có bạn ở siêu thị, combini ( cửa hàng tiện lợi) nơi bạn sinh sống, túi rác thường là màu trắng, trong suốt có thể nhìn thấy bên trong. Thêm nữa là quy định phải tuân thủ nữa là ngày giờ đổ rác, chỉ cần muộn hơn giờ quy định, rác đã được gom đi hết thì bạn sẽ không được phép đổ rác mà phải đợi đến ngày đổ rác quy định tiếp theo. Và nhớ phải đổ rác đúng nơi quy định nữa nhé.
☞ Nên khi chuyển nhà một trong những việc cấp thiết đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu thông tin về cách thức xử lý, phân loại và lịch thu gom rác tại địa phương mà bạn sinh sống. Thông tin này thường có trong những giấy tờ hướng dẫn khi chuyển nhà từ công ty bất động sản, hoặc trên trang web chính thức của văn phòng hành chính quận/thành phố.
☞ Sẵn nói về việc chuyển nhà Hako cũng muốn lưu ý thêm, thường chuyển nhà thì sẽ phát sinh nhiều thùng bìa cứng, các-tông sau khi lấy đồ ra là bạn muốn vứt ngay do chiếm qua nhiều diện tích phải không. Tuy nhiên, nó cũng phục thuộc vào qui định ngày đổ rác ở nơi đó. Và trường hợp số lượng bìa cứng , thùng các-tông quá nhiều thì hãy cố gắng sắp chúng lại thành một chồng rồi buộc lại bằng dây rồi hãy bỏ nhé! Nếu có ít thùng không quá to thì bạn có thể cắt nhỏ thì có khả năng chúng cũng có thể là rác đốt được.
Lời kết
Đúng là chỉ việc đổ rác thôi cũng rất nhiều quy định phải tuân thủ phải không nào. Nhưng dần dần rồi thì từ khi nào trong bạn sẽ hình thành một thói quen nếu bỏ rác mà không phân loại, không dúng chỗ bạn sẽ thấy rất khó chịu phải tìm đúng chỗ mới bỏ được. Và Hako cho là đó là thói quen tốt, chỉ việc bỏ rác nhỏ bé thôi nhưng lại mang một hình ảnh đẹp biết bao, bạn có thấy vậy không?
Hôm nay xin đến đây thôi, hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau của Hako nhé!!!