Khi bước vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để nhập viện sinh con bất cứ lúc nào. Hầu hết các bệnh viện bên Nhật sẽ tổ chức một lớp hướng dẫn Nhập viện cho các thai phụ trước tuần 34 của thai kỳ.
Trước hết hãy quyết định xem bạn sẽ sinh con ở vùng nào, dựa vào những yếu tố như hỗ trợ sau khi sinh, sự giúp đỡ và chăm sóc sau khi sinh là hoàn toàn cần thiết. Hai tuần đầu tiên sau sinh được gọi là thời kỳ hậu sản, là thời kỳ nghỉ ngơi, trong giai đoạn này các mẹ hoàn toàn kiệt sức vì những tổn thương của việc sinh con và thêm cả việc chưa quen thuộc khi chăm sóc con. Các mẹ thường có xu hướng không ổn định về tinh thần. Cơ thể các mẹ chưa hình dung được nhưng chắc chắn các mẹ sẽ cần đến sự giúp đỡ từ những người xung quanh và dịch vụ chăm sóc sau sinh.
NHỮNG BỆNH VIỆN PHỤ SẢN UY TÍN Ở NHẬT
Bệnh viện đại học và bệnh viện công (大学病院・公立病院)
✨ Có trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Ở đây có hệ thống khẩn cấp như NICU (đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh). Ngoài ra, đối với những người mắc bệnh mãn tính, khoa sản có thể nhận được sự phối hợp từ bác sĩ ở các khoa khác, bệnh nhân có thể yên tâm hơn. Tuy nhiên thời gian chờ đợi sẽ lâu hơn và thời gian tư vấn cũng sẽ ngắn hơn và có khả năng bác sĩ khám sẽ khác với bác sĩ đỡ đẻ, do lượng bệnh nhân đông hơn so với các bệnh viện khác.
Bệnh biện đa khoa (総合病院)
✨ Có hơn 100 giường bệnh với nhiều khoa khám bệnh khác nhau. Vì có thể hợp tác với các khoa khác như bệnh viện công nên có thể mang lại cho mẹ cảm giác an toàn. Có thể thực hiện các ca đỡ đẻ cho những mẹ có bệnh nền hoặc có nguy cơ rủi ro. Một số bệnh viện có hệ thống nhà hộ sinh nội viện dành cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên gần đây ngày càng có nhiều bệnh viện đóng cửa khoa sản, khoa nhi nên việc liên lạc xác nhận trước là vô cùng quan trọng.
Bệnh viện Phụ sản / phòng khám Sản phụ khoa (産婦人科専門病院・産婦人科医院)
✨ Cơ sở có từ 20 giường bệnh trở lên được gọi là bệnh viện, còn các cơ sở chỉ có từ 19 giường bệnh trở xuống được gọi là phòng khám. Một số có cả khoa nhi và nội khoa. Thông thường tại đây bác sĩ khám cho mẹ từ lần đầu tư vấn sẽ không thay đổi cho đến khi sinh xong. Ở đây cũng có các lớp học cho các mẹ, lớp thể dục và lớp kỹ thuật thở, giúp dễ dàng giao tiếp với bác sĩ và nhân viên của bệnh viện hơn. Tuy nhiên nhiều phòng khám chỉ có 1 bác sĩ nên khó đảm bảo có bác sĩ trực ca đêm và ngày nghĩ. Nếu có sự cố không thể xử lý, bệnh viện sẽ dùng xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện đa khoa hoạc bệnh viện đại học trực thuộc.
Nhà hộ sinh (助産院)
✨ Chủ yếu do các nữ hộ sinh làm chủ, đối tượng là những trường hợp mang thai và sinh nở bình thường nên số lượng sản phụ có thể sinh tại nhà hộ sinh là rất hạn chế. Nữ hộ sinh không thể thực hiện các thủ thuật y tế như rạch hay khâu tầng sinh môn, vì vậy cần đảm bảo có sự liên lạc tốt với bác sĩ sản phụ khoa để đề phòng sự cố trong quá trình chuyển dạ. Gần đây, cũng có một hệ thống mở, trong đó các bà mẹ đến phòng khám hộ sinh trong khi mượn các thiết bị từ các bệnh viện lớn để sinh.
NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN BỆNH VIỆN
✨ Trân trọng cuộc thảo luận của hai vợ chồng.
✨ Ưu tiên cơ bản là việc mẹ có thể sinh con an toàn và đảm bảo đều đó.
✨ Sau đó mới là các câu hỏi về việc thuận tiện đi lại, giá cả, phương pháp sinh con, tiện nghi…Mẹ hãy trao đổi với ba về những gì mẹ coi trọng nhé, hãy thống nhất ý kiến để việc sinh con an toàn và thuận lợi không mang lại bất kỳ khoảng cách nào giữa ba mẹ.
✨ Ưu tiên về cách sanh con có thể được xem trọng nhưng nếu mẹ không có yêu cầu đặc biệt thì mẹ nên chọn lựa bệnh viện thuận tiện đi lại nhé, trong những tháng cuối mẹ sẽ phải thường xuyên đi thăm khám và lúc này bụng mẹ cũng khá lớn nên việc di chuyển cũng sẽ khó khăn hơn.
Lập một danh sách mong muốn của mẹ
👉 Có muốn ba đi dự sinh hay không
👉 Mức độ can thiệp y tế là bao nhiêu
👉 Muốn sinh ở LDR không (tức là phòng từ khi đau đẻ đến khi sinh không thay đổi)
👉 Có cần gây mê hay gây tê không? Gây mê, tê từ đầu hay chỉ lúc đau không chịu nổi
👉 Có muốn dùng âm nhạc và mùi hương yêu thích của mẹ trong quá trình sinh con
👉 Sinh con ở tư thế nào, sinh con ở dưới nước không?
👉 Thực phẩm bệnh viện cung cấp ra sao
👉 Phòng vệ sinh và phòng tắm như thế nào
👉 Có bao nhiêu sự riêng từ của mẹ được bảo vệ
👉 Có được sử dụng điện thoại khi trên giường không
👉 Có Wifi, TV và cấc phương tiện truyền thông khác không
✨ Các bệnh viện phụ sản nổi tiếng thường có xu hướng hết chỗ, các mẹ nên đặt chỗ từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Một số các bệnh viện có những quy định riêng, nên các mẹ hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
CÁC PHƯƠNG PHÁP SINH
Sinh con tự nhiên (自然分娩)
✨ Đây là phương pháp sinh đẻ trong đó em bé được sinh ra từ tử cung mẹ qua đường âm đạo sau khi cơn co thắt từ nhiên bắt đầu và cổ tử cung mở ra.
Với mục đích giảm đau và lo lắng trong quá trình sinh nở tự nhiên, các phương pháp thở, phương pháp Lamaze, phương pháp Sophrology… được giới thiệu, và có những cách sinh tự do cho phép bạn sinh con ở tư thế bạn thích
Sinh con định ngày (計画分娩)
✨ Nó là một phương pháp cho phép mẹ chọn trước ngày dự kiến sinh con và có kế hoạch sinh con. Phương pháp này sử dụng thuốc kích thích chuyển dạ (chất co hồi tử cung). Tùy theo tình hình của mẹ và con mà có thể thực hiện đẻ sớm, không cần chờ chuyển dạ tự nhiên.
Trong một vài trường hợp do bệnh viện quá tải mà sinh con định ngày cũng được áp dụng để phân phối theo kế hoạch và hoạt động hiệu quả.
Sinh không đau (無痛分娩)
✨ Gây tê ngoài màng cứng là một phương pháp sinh con qua đường âm đạo với cơn đau được giảm bớt khi sinh nở. Tùy thuộc vào từng cơ sở mà nó được gọi là sinh không đau 痛分娩 hoặc sinh không đau ngoài màng cứng 硬膜外無痛分娩.
Vì bác sĩ là yêu cầu bắt buộc cho phương pháp này nên các bệnh viện đều có cung cấp phương pháp này.
Sinh bằng phương pháp mổ
✨ Phương pháp phẫu thuật, một vết rạch được tạo ra ở bụng và tử cung để đưa con ra ngoài mà không qua đường âm đạo. Nếu cổ tử cung bị chặn bởi nhau thai, các trường hợp đa thai như sinh đôi, hoặc nếu dự kiến sinh qua âm đạo sẽ khó khăn, mẹ sẽ được yêu cầu sinh mổ.
Sinh mổ khẩn cấp cũng sẽ được áp dụng nếu tình hình của mẹ và con thay đổi đột ngột trong quá trình sinh tự nhiên.
Các mẹ từng chọn sinh mổ thường có xu hướng chọn sinh mổ cho lần tiếp theo. Lý do là có nguy cơ bị vỡ tử cung do các cơn đau chuyển dạ từ vết thương lần sinh mổ trước.
Chúc tất cả các bà mẹ sẽ mẹ tròn con vuông nhé 💞💞💞
———–
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:
Mail: hello@nipponclass.jp
Website: https://nipponclass.jp
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japa#gocnhatban#guide#suckhoe#Mevabe#sinhcon