fbpx
BỊ BẮT VÌ PHẠM TỘI Ở NHẬT CÓ BỊ TRỤC XUẤT KHÔNG?

BỊ BẮT VÌ PHẠM TỘI Ở NHẬT CÓ BỊ TRỤC XUẤT KHÔNG?

Có ai có những người bạn, người thân vô tình rơi vào vũng lầy, phạm phải một số tội lỗi có thể bị bắt giữ tại nhật không? Cùng Nippon Class tìm hiểu xem nếu phạm tội mà bị bắt ở Nhật sẽ có hậu quả gì nhé!

Nếu người nước ngoài bị bắt vì phạm tội hình sự thì có bị trục xuất không?

👉 Để biết khi bị bắt vì vi phạm tội hình sự có bị trục xuất hay không thì cần dựa trên luật pháp của nước sở tại, ở đây chính là Nhật Bản.

✨ Điều 24 của Luật kiểm soát xuất nhập cảnh và công nhận lưu trú (Luật quản lý xuất nhập cảnh) quy định về các điều kiện cần để trục xuất người nước ngoài như sau:

  • Người nhập cảnh không có hộ chiếu hợp lệ.
  • Người nhập cảnh vào Nhật mà không được cấp giấy phép nhập cảnh,… từ Cục quản lý xuất nhập cảnh.
  • Người bị Bộ trưởng Bộ Tư pháp hủy bỏ tư cách lưu trú do được cấp phép nhập cảnh bằng cách gian lận.
  • Người bị Bộ trưởng Bộ Tư pháp hủy bỏ tư cách lưu trú do không tham gia các hoạt động tương ứng với tư cách lưu trú, hoặc tham gia các hoạt động khác mà không có lý do chính đáng.
  • Người giả mạo, thay đổi giấy tờ, ảnh nhằm giúp người nước ngoài khác nhập cảnh trái phép.
  • Người được Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận định có nguy cơ thực hiện hành vi phạm tội với mục đích đe dọa công chúng, hoặc các hành vi trợ giúp người khác thực hiện mục đích đó.
  • Người cần bị ngăn chặn nhập cảnh theo các hiệp định quốc tế.
  • Người gây ra, lôi kéo hoặc giúp đỡ người nước ngoài tham gia vào các hoạt động lao động bất hợp pháp.
  • Người có hành vi xúi giục, hỗ trợ giả mạo, sửa đổi thẻ cư trú, visa vĩnh trú,…
  • Người nước ngoài thuộc các trường hợp sau:
    • Người vi phạm phạm vi hoạt động tương ứng với tư cách lưu trú, và bị phát hiện đã tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra nguồn thu nhập (ngoại trừ những người bị người khác kiểm soát do buôn bán người,…)
    • Người ở lại Nhật Bản sau khi hết thời gian lưu trú.
    • Người thực hiện, xúi giục hoặc hỗ trợ các giao dịch mua bán người,…
    • Người bị kết án vì vi phạm Luật hộ chiếu.
    • Người đã bị kết án vì cho người khác nhập cảnh trái phép (vi phạm Luật quản lý xuất nhập cảnh).
    • Người chưa đủ 18 tuổi bị phạt tù trên 3 năm sau ngày 01/11/1951.
    • Người bị kết án về tội liên quan đến ma túy sau ngày 01/11/1951.
    • Người bị kết án tù chung thân hoặc phạt tù trên 1 năm sau ngày 01/11/1951.
    • Người tham gia mại dâm, môi giới, gạ gẫm, cung cấp địa điểm hoặc các công việc liên quan đến mại dâm (không bao gồm những người bị người khác kiểm soát do buôn bán người,…)
    • Người lên kế hoạch hoặc ủng hộ việc phá hoại chính phủ Nhật bằng bạo lực.
    • Người thành lập, gia nhập hoặc có mối quan hệ chặt chẽ với một đảng phái chính trị mang tính bạo lực hoặc tổ chức khác.
    • Người tạo ra, phân phối hoặc trưng bày các tài liệu và bản vẽ nhằm đạt được mục đích đề ra của một đảng chính trị bạo lực hoặc tổ chức khác.
  • Người cư trú là người nước ngoài đã bị kết án hoặc phạt tù về các tội sau: đột nhập trái phép, làm tiền giả, giả mạo giấy tờ, giả mạo cổ phiếu, tội liên quan đến hồ sơ điện tử của thẻ thanh toán, giả mạo con dấu, tội cờ bạc – xổ số, giết người, gây thương tích, bắt và giam giữ, bắt cóc và buôn bán người, trộm cắp và cướp tài sản, lừa đảo và tống tiền, vi phạm Luật trừng phạt các hành vi bạo lực, vi phạm Luật phòng chống và xử phạt hành vi trộm cắp, vi phạm luật về việc cấm tàng trữ các dụng cụ mở khóa đặc biệt, vi phạm Luật trừng phạt lái xe.
  • Người có tư cách lưu trú ngắn hạn thực hiện hành vi giết người, hành hung, đe dọa hoặc gây thiệt hại tài sản tại địa điểm thi đấu,… liên quan đến quá trình hoặc kết quả của 1 cuộc thi quốc tế, hoặc thực hiện hành vi với mục đích cản trở cuộc thi diễn ra thuận lợi.
  • Người cư trú trung và dài hạn đã bị kết án về các tội sau: khai báo gian dối về tình trạng cư trú, không tiếp nhận hoặc từ chối xuất trình thẻ cư trú.
  • Người được cấp giấy phép nhập cảnh tạm thời, nhưng lại bỏ trốn do vi phạm các điều kiện hoặc không đáp ứng lệnh triệu tập mà không có lý do chính đáng.
  • Người không xuất cảnh khỏi Nhật ngay mặc dù đã nhận được lệnh trục xuất từ Cục thanh tra đặc biệt, hoặc người ở lại Nhật Bản quá hạn xuất cảnh dù đã nhận được lệnh xuất cảnh.
  • Người được cấp giấy phép nhập cảnh tạm thời và vẫn ở lại Nhật Bản khi thời hạn cấp phép đã hết.
  • Người được cấp giấy phép nhập cảnh với tư cách là khách du lịch theo đường tàu thủy, nhưng lại bỏ trốn mà không quay lại trước khi tàu rời cảng.
  • Người ở lại Nhật Bản mà không làm thủ tục nhập cảnh do từ bỏ quốc tịch, nơi sinh,… hoặc người ở lại Nhật Bản hơn 60 ngày do lý do trên mà không được sự cho phép của pháp luật.
  • Người bị hủy bỏ giấy chứng nhận tị nạn.

📍 Vậy thì, việc bị kết án tù chính là căn cứ để trục xuất khỏi Nhật Bản, nhưng chỉ bị bắt thôi thì không hẳn là lý do để bị trục xuất.

Trường hợp nào sau khi bị trục xuất vẫn có thể ở lại Nhật Bản?

👉 Người nước ngoài bị trục xuất có thể được cấp giấy phép đặc biệt để ở lại Nhật theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Cần đáp ứng một trong những điều kiện dưới đây:

  • Người nhận được giấy phép vĩnh trú.
  • Người đã từng có quê quán/địa chỉ thường trú tại Nhật với tư cách là công dân Nhật Bản.
  • Người cư trú tại Nhật Bản dưới sự kiểm soát của người khác do buôn bán người,…

✨ Nếu người nước ngoài bị bắt, người đó sẽ không bị trục xuất khỏi Nhật Bản ngay lập tức. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng thời hạn lưu trú có thể hết hạn trong thời gian bạn bị giam giữ, hoặc có những trường hợp bạn có thể bị trục xuất do bị kết án phạm tội.

Hy vọng không bạn nào phải cần tìm đến bài viết này nhé! 💞💞💞

——–

𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬

Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:

Mail: hello@nipponclass.jp

Website: https://nipponclass.jp

#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#gocnhatban#guide

Bạn phải để đăng bình luận.