Với tình trạng dịch bệnh Covid-19 kéo dài, tỷ lệ số ca tự tử tại tỉnh Ehime ngày càng gia tăng. Năm 2020, con số được cập nhật là 236 ca, tăng 6 ca so với năm trước. Chỉ với tám tháng đầu năm 2021, con số đã lên tới 150 ca, tăng 8 ca so với cùng kỳ năm trước. Theo các tài liệu báo cáo, hầu hết các nguyên nhân dẫn đến tự tử là do sự lo lắng bất an về tương lai, cũng như những khó khăn mà dịch bệnh Covid-19 gây ra đã đè nặng lên tinh thần của các nạn nhân. Vào tuần lễ phòng chống tự tử từ ngày 10 đến ngày 16, tại “Trung tâm phòng chống tự sát” đã liên tục nhận các cuộc điện thoại tham vấn.
Trước tình hình thực tế về sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, tổng thư ký Sayuri Nose (70 tuổi), cho biết: “Nếu trước đây, số lượng cần tư vấn trong một tháng là khoảng 5 người thì hiện tại đã tăng gấp đôi lên khoảng 10 người. Ngoài ra, số lượng người tự sát có kế hoạch cụ thể về phương tiện, địa điểm, thời điểm cũng tăng lên nhanh chóng”. Về lý do, ông Nose cũng phân tích: “Dịch Covid-19 kéo dài, cơ hội nói chuyện với mọi người giảm đi, và có sự xa cách với xã hội. Do đó, nhiều người có thể bị bế tắc và cảm thấy như bị dồn vào đường cùng”. Tác động của dịch bệnh cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhân viên tư vấn.
Hàng năm, Trung tâm phòng chống tự sát Matsuyama sẽ tổ chức một khóa đào tạo cho các tư vấn viên mới để bổ sung nhân sự, nhưng hiện tại cũng phải hủy bỏ vì dịch Covid-19. Trung tâm hiện có 12 tư vấn viên. Để duy trì hệ thống, trung tâm đang cố gắng nâng cao tay nghề của các nhân viên tư vấn hiện có và quản lý vận hành bằng cách điều chỉnh ca trực. Họ sẽ thay phiên nhau 2 người, ba lần một tuần, nhưng một số nhân viên tư vấn có công việc riêng và nhiều người nghỉ lễ đột xuất nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến trung tâm.
Vào tháng 3 năm 2021, các cuộc điện thoại đến các quầy tư vấn về vấn đề tự tử đã được đổi thành miễn phí. Với số lượng thanh niên tự tử ngày càng tăng trên toàn quốc, trung tâm đã sử dụng ứng dụng liên lạc miễn phí “LINE” để tư vấn. Các nhà tâm lý học lâm sàng và nhân viên xã hội trả lời các cuộc tư vấn qua điện thoại và LINE.
Và điều này có hiệu quả ngay lập tức. Ngày trước số lượt tư vấn là khoảng 20 lượt mỗi tháng, nhưng sau khi mở rộng, hệ thống tư vấn đã tăng lên gấp 10 lần, khoảng 230 lượt mỗi tháng. Các tài liệu ghi lại nói rằng các cuộc tham vấn nhiều nhất là về các vấn đề tinh thần, sau đó là các vấn đề kinh tế, cuộc sống và các vấn đề gia đình.
Dưới dây là một số thông tin về các quầy tiếp nhận tư vấn:
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 𝐓𝐫𝐚́𝐢 𝐭𝐢𝐦 𝐯𝐚̀ 𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠
<こころといのちのほっとダイヤル>: 𝟎𝟏𝟐𝟎・𝟏𝟖𝟖・𝟓𝟓𝟔
– Hoạt động: 24/24 các ngày trong tuần
– Từ 5:00 chiều đến 9:00 sáng hôm sau.
𝐋𝐢𝐧𝐞 𝐓𝐫𝐚́𝐢 𝐭𝐢𝐦 𝐯𝐚̀ 𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 (theo mã QR)
– Hoạt động Chủ Nhật, thứ Tư, thứ Năm
– Từ 6:00 tối đến 10:00 tối
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 𝐊𝐨𝐤𝐨𝐫𝐨
<こころのダイヤル>: 𝟎𝟖𝟗・𝟗𝟏𝟕・𝟓𝟎𝟏𝟐
– Hoạt động thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu
– Từ 9:00 sáng đến 12:00 trưa
– Từ 1:00 trưa đến 3:00 chiều
𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐚̂𝐦 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐓𝐮̛̣ 𝐭𝐮̛̉ 𝐍𝐏𝐎 𝐌𝐚𝐭𝐬𝐮𝐲𝐚𝐦𝐚
< NPO法人松山自殺防止センター>: 𝟎𝟖𝟗・𝟗𝟏𝟑・𝟗𝟎𝟗𝟎
– Hoạt động thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu
– Từ 8:00 sáng đến 11:00 tối
𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐩𝐡𝐮́𝐜 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐄𝐡𝐢𝐦𝐞 𝐋𝐢𝐟𝐞
<社会福祉法人愛媛いのち>: 𝟎𝟖𝟗・𝟗𝟓𝟖・𝟏𝟏𝟏𝟏
– Hoạt động quanh năm, không nghỉ
– Từ 12:00 trưa đến 12:00 đêm
——-
Source: MSN
#hako #nipponclass #nhatban #japaneselife #japanese #Japan #ehime #COVID19 #coronavirus #tintuc #news