Theo đơn kiện, 3 thực tập sinh Việt Nam ở độ tuổi 30 đã bị công ty chủ quản là một công ty chế biến thủy sản ở Ishinomaki, tỉnh Miyagi buộc cho thôi việc và không trả lương vào tháng 2/2022, vì đã gây ra sai phạm trong công việc. Các TTS cho biết, ở công ty, giám đốc điều hành đã thường xuyên la hét và khiển trách cả 3 người, không trả lương đầy đủ cho thời gian dọn dẹp vào sáng sớm hay bồi thường các tai nạn lao động (như bị đứt ngón tay trỏ khi đang làm việc trên máy).
Không được trả lương chính đáng, các TTS đã liên hệ tới phía nghiệp đoàn quản lý. Tuy nhiên, phía nghiệp đoàn từ chối giúp đỡ và yêu cầu họ phải quay về Việt Nam.
Tiếp đó, 3 TTS lại liên hệ với tổ chức OTIT (là Cơ quan quản lý thực tập sinh kỹ năng của chính phủ), tuy nhiên vẫn không nhận được sự giúp đỡ chính đáng, phía OTIT cho rằng đây đều là lỗi của đôi bên. Yêu cầu TTS cũng phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm pháp luật và các vấn đề lao động từ phía công ty. Và phải đứng ra xin lỗi công ty nếu muốn tiếp tục được làm việc.
Sau nhiều lần không được bảo vệ chính đáng từ các tổ chức, họ đã liên hệ tới một công đoàn địa phương là Sendai Keyaki Union (仙台けやきユニオン) để mong được giúp đỡ. UNION đã thay TTS nhiều lần thương lượng với công ty để tìm ra hướng giải quyết. Thêm nữa, vào tháng 12 cùng năm, UNION đã yêu cầu OTIT xin lỗi vì quá trình giải quyết không thỏa đáng, nhưng OTIT đã trả lời rằng: “Đó là một phản hồi không phù hợp”, kèm theo yêu cầu công đoàn này hãy rút khỏi vụ TTS.
Vào ngày 20/3/2023, UNION đã có cuộc họp báo để thông báo rằng họ đã đệ đơn kiện Tổ chức OTIT và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho 3 TTS hơn 1 triệu yên nhật (gần 200 triệu VNĐ) vì “các biện pháp lao động không công bằng”.
Chưa biết vụ kiện này sẽ đi tới đâu, nhưng có thể thấy rằng một hệ thống không ổn định và bất công vẫn luôn hiện hữu với nhiều người lao động nước ngoài tại Nhật Bản. Công việc của tổ chức là bảo vệ các thực tập sinh những kỹ năng để tránh rơi vào tình huống như vậy.
Tuy nhiên, nếu các tổ chức không những không bảo vệ quyền lợi của TTS một cách hợp lý, mà còn tham gia vào các hoạt động phi pháp của công ty, thì đó là một hành vi rất nghiêm trọng.
Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề khó khăn trong quá trình sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, ngoài OTIT, bạn có thể tham khảo thêm những cơ quan công đoàn dưới đây nhé:
𝐂𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐨𝐚̀𝐧 𝐒𝐞𝐧𝐝𝐚𝐢 𝐊𝐞𝐲𝐚𝐤𝐢 (仙台けやきユニオン)
022-796-3894
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần (17:00-21:00), Chủ nhật và ngày lễ (13:00-17:00) nghỉ thứ 4 và thứ 7
——-
𝐂𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐨𝐚̀𝐧 𝐇𝐨̂̃ 𝐓𝐫𝐨̛̣ 𝐓𝐨𝐚̀𝐧 𝐃𝐢𝐞̣̂𝐧 (総合サポートユニオン)
3-6804-7650
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần (17:00-21:00), Chủ nhật và ngày lễ(13:00-17:00) nghỉ thứ 4 và thứ 7
sougou-u.jp
——-
𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐓𝐚̂𝐦 𝐏𝐡𝐚́𝐩 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 𝐍𝐏𝐎 – 𝐍𝐏𝐎法人𝐏𝐎𝐒𝐒𝐄
03-6699-9359
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần (17:00-21:00), Chủ nhật và ngày lễ(13:00-17:00) nghỉ thứ 4 và thứ 7
——-
𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐓𝐚̂𝐦 𝐇𝐨̂̃ 𝐓𝐫𝐨̛̣ 𝐋𝐚𝐨 Đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐍𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐍𝐠𝐨𝐚̀𝐢 𝐍𝐏𝐎 𝐏𝐎𝐒𝐒𝐄 – 𝐍𝐏𝐎法人𝐏𝐎𝐒𝐒𝐄 外国人労働サポートセンター
supportcenter@npoposse.jp
foreignworkersupport.wixsite.com/mysite
——-
Source: Yahoo JP
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:
Mail: hello@nipponclass.jp
Website: nipponclass.jp
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban#russia#ukraina