Cuối năm là khoảng thời gian các bữa tiệc rượu tất niên và mừng năm mới được tổ chức nhiều, nên cảnh sát Nhật Bản cũng tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt và trấn áp lái xe khi say rượu.
Vì điều này mà trên mạng xã hội đã nổ ra những bình luận trêu đùa như “𝒄𝒖𝒐̂́𝒊 𝒏𝒂̆𝒎 𝒄𝒂̉𝒏𝒉 𝒔𝒂́𝒕 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒄𝒉𝒂̣𝒚 𝑲𝑷𝑰”.
KPI là doanh số phải đạt được, được đặt ra trong các tổ chức, công ty để tạo động lực cho nhân viên. Đối với cảnh sát Nhật Bản thì không có thứ gọi là KPI, mà có một chỉ số khác gọi là “mục tiêu nỗ lực”. Đây chỉ là mục tiêu mong muốn đạt được, nên dù không đạt được thì cũng không bị phạt gì cả.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cảnh sát thực hiện nhiều vụ cưỡng chế giao thông, nhằm nỗ lực đạt được mục tiêu của họ so với cảnh sát địa phương khác. Trước thực trạng đó, câu chuyện “cảnh sát cũng có KPI” đã nổi lên.
Cảnh sát có rất nhiều nhiệm vụ. Các cảnh sát được đánh giá dựa trên các hoạt động toàn diện như bắt giữ nghi phạm, thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn khu vực…
Nếu nỗ lực trong tất cả các hoạt động và đạt được kết quả tốt, cảnh sát sẽ được tăng lương, nhưng nếu chỉ tập trung trấn áp giao thông thì không chắc sẽ được tăng lương. Vậy lý do cho việc tăng cường trấn áp cuối năm là gì
Theo tài liệu thống kê, số người t.ử v.o.n.g do t.a.i n.ạ.n giao thông (TNGT) trong tháng 12 luôn cao nhất trong năm kể từ năm 2007 – 2021. Vì vậy, thời điểm này, không chỉ ở Nhật, cảnh sát giao thông Việt Nam cũng phải tăng cường lực lượng cưỡng chế để đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu số TNGT thấp nhất có thể.
Vì bản thân và cộng đồng, 𝙝𝙖̃𝙮 𝙩𝙝𝙖𝙢 𝙜𝙞𝙖 𝙜𝙞𝙖𝙤 𝙩𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙩𝙝𝙖̣̂𝙩 𝙖𝙣 𝙩𝙤𝙖̀𝙣. Và đã uống rượu bia thì đừng lái xe nhé
——-
Source: Yahoo
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:
Mail: hello@nipponclass.jp
Website: nipponclass.jp
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban