Khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược quân sự vào Ukraine, nguồn nhiên liệu và năng lượng của châu Âu bị đe dọa dẫn tới giá đồng Euro và đô la Mỹ giảm mạnh. Tuy nhiên, sự chuyển động chênh lệch của đồng đô la Mỹ và yên vẫn không thay đổi nhiều. Dù từng được bán ở mức thấp nhất là 114,41 yên/usd, tuy nhiên hiện tại đang tiếp tục dao động quanh mức 115 yên.
Một phần nguyên nhân là do tình hình căng thẳng đang trong trạng thái chờ và xem để xác nhận phản ứng của Mỹ và châu Âu đối với Nga và các biện pháp trừng phạt nhẹ nhàng hơn dự kiến nên tác động lên sự chênh lệch giữa đồng usd và yên vẫn còn hạn chế.
Mặt khác, tình hình kinh tế trong nước Nhật có nhiều biến chuyển trong năm nay.
Tiền điện và khí đốt từ 10 công ty điện lực lớn đều đồng thời công bố tăng giá từ tháng 1/2022. Nguyên nhân là giá nguyên liệu thô đang tăng mạnh do xung đột và sức ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt Nga liên quan tới cuộc chiến Nga – Ukraine. Với hộ gia đình tiêu chuẩn, giá điện của TEPCO sẽ tăng 146 yên, Chubu Electric Power sẽ tăng 153 yên và Kansai Electric Power sẽ tăng 107 yên.
Năm công ty là Tohoku Electric Power, Tokyo Electric Power, Chubu Electric Power, Chugoku Electric Power và Okinawa Electric Power, sẽ tăng giá trong một năm kể từ tháng 1 năm nay hơn 1.000 yên. Ngoài ra, giá của 4 công ty gas thành phố lớn như Tokyo Gas sẽ tăng 84 đến 113 yên.
Thêm vào đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố báo cáo năm 2019 phân tích nền kinh tế Nhật Bản vào ngày 25/02 về việc thuế tiêu dùng cần được nâng lên 15% vào năm 2030. Mục đích là để bù đắp chi phí an sinh xã hội ngày càng tăng. Mặt khác, do kinh tế toàn cầu suy thoái, nên việc huy động tài chính công ở Nhật Bản là viêc rất cần thiết. Vì vậy, có thể thuế sẽ tăng thêm 5% so với hiện tại. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một phương án nhằm cải thiện cho nền kinh tế vào thời điểm Nhật Bản trong vài năm tới.
———-
Source: Tổng hợp
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban#hoctiengnhat