fbpx
Các cặp đôi LGBTQ ở Nhật Bản vẫn đang đấu tranh để được có con hợp pháp

Các cặp đôi LGBTQ ở Nhật Bản vẫn đang đấu tranh để được có con hợp pháp

🌈🌈🌈Không giống như phần còn lại của thế giới, hầu hết đã cho các cặp đồng giới nhận con nuôi, hoặc nhận tinh trùng hiến tặng để được mang thai. Ở Nhật Bản hiện nay, ngân hàng tinh trùng thương mại duy nhất ở đất nước 126 triệu dân này không phục vụ những người độc thân hoặc các cặp đôi LGBTQ.

Mặc dù Nhật Bản có luật cho phép các cặp vợ chồng sinh con bằng trứng hoặc tinh trùng được hiến tặng là cha mẹ hợp pháp, nhưng luật này lại không áp dụng cho các cặp LGBTQ. Và điều đáng kinh ngạc là lại có những luật lệ cổ hủ như vậy ở một đất nước có 11,4 triệu người LGBTQ.

Do đó, các cặp đôi LGBTQ không có lựa chọn nào khác, mà buộc phải tìm nguồn tinh trùng từ thị trường ngầm. Trong số đó, Sana (tên một cặp đôi đồng giới) nói rằng họ đã làm mọi thứ có thể như tìm người hiến tinh trùng trên các quảng cáo trực tuyến, lên các trang web của người hiến tặng, và thậm chí nhắn tin cho những người sẵn sàng hiến tặng tinh trùng.

Và vì ở thị trường ngầm không có bất kỳ quy định nào nên họ đã rất nhiều lần bị quấy rối. Có những lần họ bị yêu cầu chụp ảnh chính mình, hoặc một số người thậm chí muốn xem họ tiêm mẫu tinh trùng vào chính mình. Họ phải mất 3 năm liền mới tìm ra được người hiến tặng thành công, và đó là một người đồng tính nam.

Hiện nay gia đình Sana đã có một cậu con trai hai tuổi và muốn có thêm một đứa con nữa. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh vẫn chưa kết thúc, kể cả khi đã tìm được một nhà tài trợ thích hợp. Một cặp đôi đồng tính nữ khác, Misa và Aya, đã chào đón đứa con sơ sinh của họ vào tháng 9 sau khi may mắn tìm được người hiến tặng. Thậm chí còn cấp cho họ một chứng chỉ công nhận mối quan hệ đồng giới của họ ở Sapporo, nơi họ sinh sống.

Nhìn bên ngoài, chứng chỉ có thể cực kỳ hữu ích vì nó giúp họ thêm tên “bạn đời” của mình làm người thụ hưởng trong bảo hiểm. Ngay cả Tokyo cũng nói rằng họ sẽ bắt đầu công nhận các công đoàn đồng tính cách đây không lâu. Tuy nhiên, thực tế chứng chỉ không giúp ích gì cho họ cả.

Misa nói rằng chứng chỉ không có giá trị cũng như không hề công nhận họ là một gia đình. Aya – bạn đời của Misa, thậm chí không được phép đón con của họ từ trường, cũng như không được phép ở trong phòng bệnh của cô ấy. Bất cứ điều gì một gia đình bình thường được phép làm, họ thì không. Giấy chứng nhận có một số giá trị, nhưng chỉ ở bên trong Sapporo.

——–

Source: Japan Inside

𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬

#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban#LGBT#LGBTQ

Bạn phải để đăng bình luận.