fbpx
CẶP ĐÔI THIỂU NĂNG TRÍ TUỆ KẾT HÔN Ở TUỔI 62

CẶP ĐÔI THIỂU NĂNG TRÍ TUỆ KẾT HÔN Ở TUỔI 62

VƯỢT QUA KỲ THỊ XÃ HỘI

Một cặp vợ chồng thiểu năng trí tuệ người Nhật có mối quan hệ nảy nở cách đây khoảng ba thập kỷ, cuối cùng họ đã kết hôn ở tuổi 62, vượt qua sự phản đối của các thành viên trong gia đình và nhiều người khác vì cho rằng người bị tâm thần sẽ không bao giờ có thể kết hôn.

Shunsuke Watarai và vợ Kikuyo, hiện đang sống cùng nhau ở Nagoya, miền trung Nhật Bản, lần đầu gặp nhau khi ngoài 30 tuổi thông qua một người quen. Mặc dù họ đã có thiện cảm ngay từ đầu, nhưng gia đình và nhân viên hỗ trợ phúc lợi đã tự ý quyết định rằng đối với họ thì một mối quan hệ lãng mạn là điều không thể xảy ra.

“Có khá nhiều việc chúng ta có thể tự làm nếu cố gắng,” Shunsuke, người bị thiểu năng trí tuệ nhẹ, nói.

Bằng tuổi chồng mình, cô Kikuyo, bị thiểu năng trí tuệ mức độ trung bình chia sẻ “Anh ấy rất dịu dàng và đáng tin cậy” khi nhớ lại lần đầu gặp gỡ và nảy sinh tình cảm với chồng.

Sau đó, họ bắt đầu làm việc cùng nhau trong một nhóm thanh niên được thành lập bởi những người khuyết tật tâm thần, nhóm này được kết nối với một hiệp hội hỗ trợ lớn hơn bao gồm các bậc cha mẹ có con khuyết tật tâm thần.

Shunsuke nói: “Chúng tôi đã học được rất nhiều điều mới từ các hoạt động câu lạc bộ của mình, điều này giúp chúng tôi tự tin hơn khi nghĩ rằng có nhiều việc chúng tôi có thể làm một cách độc lập”.

Kikuyo đã nghĩ đến việc kết hôn với Shunsuke trong nhiều năm, nhưng “Tôi không bao giờ có thể nói bất cứ điều gì vì tôi biết mọi người sẽ phản đối”, bà nói. Mãi cho đến khi đến tuổi 50, họ mới bắt đầu suy nghĩ thực tế hơn về việc kết hôn.

Nhiều năm trôi qua, khả năng hai người họ có thể bị ảnh hưởng vì cha hoặc mẹ qua đời, hoặc cần được chăm sóc, ngày một lớn hơn. Do đó, họ quyết định sống cùng nhau để có thể hỗ trợ lẫn nhau, và đây cũng là một quyết định đúng đắn. Vào thời điểm đó, Kikuyo sống trong một ngôi nhà tập thể, trong khi Shunsuke nhận được sự hỗ trợ từ một văn phòng phúc lợi.

Nhưng khi họ tiết lộ ý định kết hôn với gia đình và nhân viên hỗ trợ thì lại nhận sự phản đối quyết liệt. Họ nói với chúng tôi rằng “Hai người không thể nào sống cùng nhau được”.

Tuy nhiên, khi bệnh mất trí nhớ của mẹ Kikuyo dần trở nên tồi tệ hơn, Shunsuke bắt đầu giúp đỡ chăm sóc bà. Họ cũng nhờ luật sư thông qua hệ thống giám hộ của người lớn, và cuối cùng, những người xung quanh cũng đã đồng ý và tác hợp cho cái kết viên mãn của cặp đôi.

Họ kết hôn vào sinh nhật lần thứ 62 của Shunsuke vào năm ngoái, ngày 22 tháng 11, được gọi là “Ngày vợ chồng hạnh phúc” ở Nhật Bản. Hai vợ chồng sống trong một tòa nhà chung cư trong thành phố với mẹ của Kikuyo. Có một người trợ giúp từ dịch vụ phúc lợi người khuyết tật đến thăm nhà mỗi tuần một lần.

Shunsuke làm lao công tại cơ quan cấp nước của thành phố, còn Kikuyo làm việc trong một phân xưởng. Họ có thể kiếm đủ để sinh hoạt bằng cách gộp tiền lương của mình cùng với tiền trợ cấp tàn tật.

“Vẫn có những việc nhất định mà chúng tôi có thể làm cho cuộc đời mình nếu cố gắng. Thay vì đơn phương quyết định “Không”, chúng tôi muốn được mọi người giải thích rằng vì sao lại không thể” – Shunsuke chia sẻ.

——-

Source: Kyodo News

𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬

Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:

Mail: hello@nipponclass.jp

Website: nipponclass.jp

#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban

Bạn phải để đăng bình luận.