fbpx
NỖI NIỀM CHUNG CỦA NHIỀU PHỤ NỮ SAU KHI KẾT HÔN MANG TÊN HIKIKOMORI

NỖI NIỀM CHUNG CỦA NHIỀU PHỤ NỮ SAU KHI KẾT HÔN MANG TÊN HIKIKOMORI

“Tôi luôn phải một mình chăm sóc con cái và làm việc nhà, dù muốn làm việc nhưng tôi lo sợ sẽ không làm được vì tôi chỉ là nội trợ” hay “Sau khi trở thành một người nội trợ tôi không thể nêu ý kiến, vì không thể độc lập tài chính” và “Tôi không thể là gì cả” – Đây là những suy nghĩ chung của đa số các bà nội trợ tại “Hiệp hội Hikikomori Mama”

Kasumi 35 tuổi, một bà nội trợ toàn thời gian sống ở Tokyo và đang nuôi một đứa con 4 tuổi cho biết: cô muốn làm việc nhưng thật sự không thể thoát khỏi vai trò người nội trợ. Nội trợ không mang lại giá trị vật chất và cũng không có thước đo cho công việc vì vậy cô cảm thấy như mình là một người không có năng lực.

Vốn dĩ Kasumi không có ý định trở thành một bà nội trợ, cô đã tốt nghiệp đại học và đã từng làm việc cho các công ty khác nhau. Nhưng sau khi kết hôn, cô đã nghỉ việc, lùi về làm hậu phương cho chồng kinh doanh. Kasumi cũng từng được làm quản lý cho cửa hàng của chồng, nhưng vì là một thành viên trong gia đình nên cô không được trả lương xứng đáng. Cuối cùng, cô quyết định nghỉ việc và mang thai.

Nhưng sau khi sinh con, Kasumi ngày càng bị cô lập và chôn vùi trong đống công việc nhà, cũng như phải nuôi dạy, chăm sóc con một mình. Chồng cô chỉ việc đi làm kiếm tiền và về nhà anh ta…chẳng làm gì khác. Số lần chồng ẵm con có thể đếm được trên đầu ngón tay, nên cô cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.

Không thể tìm thấy tiếng nói chung với chồng, Kasumi giữ kín những cảm xúc đó và dần trở nên suy kiệt cả thể xác và tinh thần.

Đến tận 10 tháng sau sinh, bố mẹ cô nhận thấy những dấu hiệu bất thường mới đưa Kasumi đến bệnh viện. Tại đây cô được chuẩn đoán mắc chứng tr.ầ.m c.ả.m sau sinh và được điều trị tại khoa t.â.m th.ầ.n của bệnh viện khoảng ba tháng.

Sau khi ra viện cô lại phải cáng đáng mọi việc như trước. Kasumi dành phần lớn thời gian ở nhà, vì lo sợ sẽ bị mất cân bằng tinh thần và thể chất một lần nữa nên. Khi không thể hoàn thành việc nhà và chăm sóc con cô lại càng thấy gh.ê t.ở.m bản thân mình.

Kasumi nói rằng cô sợ phải giao tiếp và dần rút lui khỏi xã hội. Bây giờ, nơi cô có thể nhờ giúp đỡ chỉ có “Hiệp hội Hikikomori Mama”

Tại buổi hội họp, các nhóm Hikikomori và những người có kinh nghiệm sẽ tập trung lại, chia sẻ về kinh nghiệm bản thân, những khó khăn gặp phải mà không có sự thấu hiểu từ những người xung quanh. Hiệp hội này được tổ chức trên toàn quốc trong nhiều năm qua qua, dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các cuộc tụ họp nhỏ với một vài người đến các sự kiện hàng chục, hàng trăm người.

Trong trường hợp của Kasumi, cô vẫn ra ngoài mua sắm, đón con,…để duy trì cuộc sống hàng ngày, nhưng không thể thành thật mở lòng với bất kì ai, kể cả chồng cô. Kasumi đã trở thành là một Hikikomori điển hình.

“Cho đến ngày nay, xã hội Nhật Bản được xây dựng trên giả định phụ nữ phải kiên trì gánh vác toàn bộ việc nhà, và phải từ bỏ mọi thứ” – chia sẻ của bà Kyoko Hayashi, đồng giám đốc đại diện của Hội nghị Hikikomori UX.

Bà cho rằng những người lâu ngày không đi làm hoặc những người bị cô lập (cảm thấy bị cô lập) trong cuộc sống, cần có cơ hội gặp người có cùng suy nghĩ và chia sẻ, đối thoại với nhau.

Lúc trước, các trường hợp Hikikomori đa số đều là nam giới, nhưng “Hikikomori nữ” đang dần xuất hiện. Khác với Hikikomori thông thường, những người phụ nữ vẫn có những vai trò trong gia đình như nội trợ, chăm sóc con cái, nên gia đình có thể không nhận thức được việc họ bị cô lập. Một số khác thì do những người đàn ông với quan niệm cổ hủ, đã đẩy vợ mình vào tình trạng bị cô lập

Cô Kimiko 48 tuổi, một bà nội trợ toàn thời gian đã ở nhà và chăm sóc con cái suốt 10 năm, nhưng khi cô muốn đến một trường dạy nghề buổi tối để nâng cao trình độ thì liền bị chồng miệt thị và tạo áp lực, khiến cô phải ngưng việc học sau 2 năm.

Vì công việc của chồng cô phải di chuyển liên tục nên cô cũng phải theo chồng, khiến cô không có người bạn để tâm sự hay trao đổi. Dần dần cô bị đẩy vào tình trạng cô lập, xa lạ với cộng đồng. Sau 7 năm chịu đựng, cô đã quyết định mang con trốn đến một “Tổ chức bảo vệ mẹ và trẻ” vì lo sợ con mình sẽ bị hại.

Ở xã hội Nhật Bản, người phụ nữ phải từ bỏ bản thân mình khi lập gia đình, sinh con và chu toàn cho gia đình. Và những vấn đề trong cuộc sống như chồng chuyển công tác, con ốm, chăm sóc bố mẹ,v.v… mà không có sự chia sẻ từ người chồng tạo nên những bi kịch không hồi kết cho những người phụ nữ, khiến họ bị cô lập và trở thành một Hikikomori.

——-

Source: NHK

𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬

Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:

Mail: hello@nipponclass.jp

Website: nipponclass.jp

#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban#russia#ukraina#hikikomori

Bạn phải để đăng bình luận.