Trên thực tế, không có quy tắc riêng nào bắt buộc bạn phải làm khi đến thăm đền chùa. Mỗi người, mỗi nền văn hóa, thuần phong mĩ tục sẽ có cách thể hiện sự tôn trọng riêng. Tuy nhiên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” . Để cư xử một cách văn minh và “nhập gia tùy tục”nhất thì hãy cùng Nippon Class tìm hiểu về những điều cần chú ý khi bạn đến thăm đền, chùa ở Nhật qua bài viết này nhé.
𝟏. Cúi đầu trước khi đi qua cổng Torii
Ở Nhật, trước mỗi ngôi đền và chùa thường có cổng Torii mang ý nghĩa ngăn cách thế giới phàm tục bên ngoài và cõi thần bên trong điện thờ. Cúi đầu trước khi đi qua cánh cổng Torii là một hành động lịch sự cần để thực hiện sự kính trọng của bạn đối với thần linh. Ngay cả khi bạn rời đi sau khi đã vào thăm đền thờ cúng, bạn cũng nên quay lại và cúi đầu chào trước khi ra về.
𝟐. Tránh đi ở giữa trục đường đi
Phần giữa của trục đường chính được gọi là “Seichyu正中 “, được cho là phần đường để các vị thần linh đi.Vì vậy, bạn nên tránh bước vào giữa lối đi, mà hãy đi lui sang phía bên trái hoặc bên phải của đoạn đường để đi nhé.
𝟑. Làm sạch tay và miệng tại Chozuya
– 手水舎Trước khi bước vào điện chính, bạn sẽ đi qua bể nước, được gọi là Chozuya. Nơi này mang ý nghĩa là “một nơi để làm sạch tâm trí và cơ thể” của con người phàm tục trước khi vào diện kiến thánh thần.Để thực hiện các bước đúng cách, bạn hãy làm như sau :
– Bước 𝟏: Chuẩn bị khăn tay ở nơi bạn có thể dễ dàng lấy ra, sau đó cầm gáo múc nước bằng tay phải rồi đổ nước sang tay trái để rửa tay.
– Bước 𝟐 : Đổi tay rồi làm ngược lại
– Bước 𝟑 : Chuyển gáo lại sang lại tay phải, đổ nước vào lòng bàn tay trái và dùng nước đó súc miệng. (Tuyệt đối không đặt miệng trực tiếp vào gáo nước nhé)
– Bước 𝟒 : Dốc ngược gáo miệng, để đầu miệng gáo lên trên, để số nước còn lại trong gáo chảy xuống phần tay cầm để rửa phần tay cầm.
– Bước 𝟓 : Để ngay ngắn gáo múc nước lại vị trí ban đầu
𝐋𝐮̛𝐮 𝐲́ : Khi nhả nước trong miệng, lịch sự lấy tay che miệng lại rồi từ từ nhả nước. Hãy lấy nước 1 lần vào gáo vừa đủ để thực hiện được hết các bước trên 1 lần duy nhất. Tránh tình trạng mới làm tới bước 2 đã dùng hết nước, rồi múc tiếp nước từ gáo đang dùng để làm tiếp bước sau nhé mọi người.
𝟒. Rung chuông, cầu nguyện trong Đền Chùa
鈴を鳴らして二礼二拍手一礼をし、お祈りをする。
Sửa lại trang phục cho chỉnh chu và hành lễ theo thứ tự: rung chuông, cúi đầu lạy 2 lần, vỗ tay 2 lần, cúi lạy 1 lần nữa rồi chắp tay cầu nguyện.Sau đó, vỗ tay một cái để báo hiệu là đã cầu nguyện xong.
𝟓. Rút quẻ đầu năm
Hẳn đầu năm đi chùa, mọi người sẽ háo hức với việc này nhỉ.
Thứ tự quẻ tính từ may mắn là Đại cát大吉、Cát吉、Trung cát中吉、Tiểu cát小吉、Mạt cát末吉、Hung凶、Đại hung大凶.
Nếu bốc được thẻ “Cát”, người Nhật thường sẽ cất cẩn thận vào ví, coi như 1 lá bùa may mắn rồi mang bên người. Còn nếu xui là thẻ “Hung” thì sẽ treo buộc lại ở chùa, với hi vọng việc xấu sẽ ở lại chùa, chùa sẽ hóa giải cho mà không đi theo về nhà.
Trên đây là 5 điều về văn hóa đi đền chùa ở Nhật. Hi vọng sẽ là thông tin hữu ích, sẽ được mọi người áp dụng khi đang sinh sống tại Nhật.
Năm mới đến rồi, chúc mọi người một năm mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc.
——————-
Source: jalan.net & tabikobo.com
IMG : tổng hợp
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban#vanhoanhatban#hoctiengnhat