Do tình trạng làm việc tại nhà, nên tiền ăn ở nhà tăng lên không ít. Theo một khảo sát của sở nội vụ (đối với hộ gia đình từ 2 người trở lên), thì tổng tiền ăn của tháng 4 có giảm nhưng tiền ăn của tháng 5 và tháng 6, không thay đổi gì so với tháng 1 và tháng 3.
Nội dung của khảo sát là : Gia đình 3 người, có 1 người dưới 18 tuổi. Tháng 1 tổng tiền ăn là 287,173 yên, tháng 2 là 271,735 yên, tháng 3 là 292,214 yên, tháng 4 là 267,992 yên, tháng 5 là 252,017 yên, tháng 6 là 273,699 yên.
Nếu nhìn vào bảng thống kê cụ thể thì sẽ thấy tiền ăn ngoài tuy giảm, nhưng tiền đồ uống ở nhà như rượu hay cà phê thì tăng lên. (kiểu bù qua sớt lại, nên tổng vẫn không đổi)
Bây giờ, chúng ta sẽ đến với phương pháp tiết kiệm tiền ăn bằng việc thay đổi cách mua sắm nhé.
1. Giảm số lần đi mua sắm
Hiện nay đang có dịch cúm Corona, nên tôi khuyến khích nên giảm số lần mua sắm. Nếu có thể thì đi khoảng 1 tuần 1 lần. Vì khi đi mua sắm sẽ dễ bị cám dỗ bằng tất cả các giác quan, và sẽ mua những thứ không cần mua. Nếu nhất định phải đi mua sắm thì đừng đi với cái bụng đói. Khi đói bụng thì đầu óc không nghĩ được gì cả, nên hãy cố gắng ngậm một viên kẹo trong miệng. Bạn đừng dẫn con cái đi mua sắm mà hãy cố gắng đi một mình nhé.
2. Tận dụng việc mua sắm trên mạng
Và bạn hãy tận dụng việc mua sắm trên mạng nhé. Khi bạn mua sắm trên mạng, khi bạn bỏ hàng vào giỏ hàng thì sẽ được hệ thống web tự động đưa ra số tiền hàng. Khi tôi đi mua sắm ở siêu thị, tôi cũng thường nhẩm tính trong đầu số tiền, nhưng mà nếu mua nhiều thì việc nhẩm tính rất là vất vả. Đối với những bạn không giỏi tính toán thì càng khó khăn hơn nữa. Ngoài ra, khi bạn bỏ đồ vào tủ lạnh, bạn có thể kiểm tra món ăn trong tủ lạnh. Nước Nhật vẫn còn những vấn đề như là mua sắm quá mức và đồ ăn bị hết hạn khi vẫn chưa dùng đến. Nếu bạn quyết tâm 1 tuần mua sắm 1 lần, thì khoảng ngày thứ 4 bạn sẽ cảm giác đi mua sắm. Vào những lúc như thế, tôi sẽ kiểm tra những đồ ăn còn thừa trong tủ lạnh và tận dụng triệt để. Khi đến ngày thứ sáu, tủ lạnh đã vơi bớt dần đi, nên có thể mua sắm chất thêm vào đó. Lúc chất hàng mới vào, bạn hãy nhớ để đồ ăn cũ ra phía bên ngoài, và hãy ưu tiên sử dụng những món đồ còn dư của lần mua sắm trước nhé.
Đối với những món cần mua định kì như là trứng hoặc sữa… thì bạn hãy dùng dịch vụ chuyển phát định kì. Nếu bạn dùng dịch vụ đó thì sẽ không bị rơi vào tình trạng quên mua. Mỗi tuần bạn chỉ cần lên lịch đặt hàng là được. Trong gia đình cả 2 vợ chồng cùng đi làm, thì có thể tiết kiệm thời gian cho bạn, để dành thời gian đó cho công việc và chăm sóc con cái. Nếu chỉ đi mua sắm vào cuối tuần thì cũng tiết kiệm thời gian và tiền đi lại hay tiền xăng xe… Nếu bạn đặt mua cùng lúc nhiều món thì nhiều khi được miễn phí gửi nữa đó.
3. Chi phí ăn uống chỉ nên chiếm khoảng 20% số tiền lương thực nhận
Ví dụ như tiền ăn uống ở nhà khoảng 6 man yên/ tháng, thì mỗi tuần khoảng 1.5 man yên. Nếu quản lý tiền theo từng tuần thì khá đơn giản đó. Tiền ăn uống vào tầm khoảng 20% tiền lương thực nhận là được, bao gồm luôn tiền ăn ngoài. Ví dụ bạn nhận được mức lương 35 man yên, thì mỗi tháng tiền ăn rơi vào tầm 7 man yên (trong đó, tiền ăn ngoài khoảng 1 man yên, tiền mua đồ về nấu khoảng 6 man yên). Hãy sử dụng hiệu quả số tiền giới hạn và sống một cuộc sống tiêu dùng chất lượng cao nhé.