Có thể bạn chưa biết:
Tại một số con sông ở thành phố Imabari và Saijō thuộc tỉnh Ehime, một “vị khách không mời mà đến” mang tên Nagaetsurunogeitou – hay còn được mệnh danh là “loài thực vật xâm lược tồi tệ nhất hành tinh” – đã được phát hiện từ tháng 12 hai năm trước. Và mới đây vào ngày 21, chính quyền tỉnh đã nghiêm túc tung ra kế hoạch hành động để “chặn đứng” vị khách rắc rối này.
Câu chuyện bắt đầu khi loài cây đến từ Nam Mỹ này xuất hiện lần đầu ở sông Saruko (Imabari), rồi sau đó “du lịch” sang sông Shinkawa (Saijou) chỉ sau đó một tháng. Không may, nó không chỉ đến thăm mà còn… định cư luôn.
Điều đáng lo là “em” cây này sinh sôi cực nhanh – cứ rơi đâu là mọc đó, từ thân cho đến rễ đều có thể tái sinh. Vì vậy, dù bé tí, nhưng lại được liệt vào danh sách “sinh vật ngoại lai cần kiểm soát đặc biệt”. Thêm vào đó, khi mưa bão khiến nước sông dâng cao, loài cây này có thể gây tắc nghẽn dòng chảy, làm tăng nguy cơ… lụt nhà hàng xóm.
Để ngăn chặn thảm họa “thực vật hóa” sông ngòi, tỉnh Ehime đã vào cuộc với một kế hoạch hành động rõ ràng. Nếu bắt gặp “em” cây này sớm, lực lượng liên minh tỉnh – thành phố – hội nhóm dân sự sẽ ra tay nhổ bỏ ngay từ trong trứng nước. Nếu cây đã “cắm rễ sâu”, thì đành dùng biện pháp mạnh để hạn chế sự lan truyền.
Cụ thể, khi “giải tán” loài cây này, người ta phải chắc chắn không để sót rễ, thân – nhổ là phải tận gốc! Sau đó, gói gém cẩn thận vào túi, rồi hoặc là mang đi đốt, hoặc là để cho “em” khô héo tại chỗ. Trong quá trình vận chuyển, phải kiểm tra kỹ xe cộ và giày dép – tránh tình trạng “cây đi nhờ”, đến nơi khác lại mọc tiếp.
Tỉnh cũng đang lên kế hoạch tổ chức các buổi tập huấn cho nhân viên phụ trách sông ngòi – để ai cũng biết cách đối phó với “kẻ phá bĩnh đến từ Nam Mỹ” này. Và thực tế thì, ngay cả trên toàn Nhật Bản, cũng chưa có ai có được cách xử lý dứt điểm đâu nhé.
——-
Source: Sưu tầm
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban