Về “bức tường thu nhập” hàng năm, ngoài mức 1.030.000 yên bắt đầu áp dụng thuế thu nhập cá nhân còn 1 bức tường khác liên quan đến phí bảo hiểm xã hội. Nếu đang làm việc cho một công ty có 51 nhân viên trở lên, với thời gian làm việc từ 20h trở lên trong 1 tuần, khi thu nhập hàng năm đạt mức 1.060.000 yên sẽ bắt buộc tham gia đóng phí bảo hiểm xã hội, trong trường hợp thu nhập vượt qua 1.300.000 yên, bất kể quy mô công ty đang làm việc, người lao động đều phải tham gia đóng phí bảo hiểm xã hội.
Ban đầu mức thu nhập này được định ra để những người lao động bán thời gian khác có thể được nhân viên công ty đang theo làm hỗ trợ phải đăng ký Trợ cấp nhân viên và đóng phí bảo hiểm xã hội nếu thu nhập hàng năm của họ vượt quá 1.060.000 yên. Tuy nhiên, với thời buổi vật giá leo thang, lương leo không kjp chi phí sinh hoạt như ngày nay, “bức tường 1.060.000 yên” đang trở nên phi lý đối với người lao động. Với việc lương cơ bản liên tục tăng để theo kịp vật giá thì ngày càng có nhiều vùng, kể cả những vùng trước đây có thu nhập thấp, chỉ với thời gian làm việc 20h một tuần đạt được mức thu nhập 1.060.000 yên một năm. Vì vậy chỉ cần làm 20h một tuần thì với luật hiện tại chắc chắn tiền lương người lao động nhận được sẽ bị ảnh hưởng.
Bộ y tế, lao động và phúc lợi hiện đang xem xét các yêu cầu hiện tại về việc bắt buộc tham gia bảo hiểm xã họi như thu nhập hàng năm từ 1.060.000 yên trở lên, quy mô công ty từ 51 nhân viên trở lên và thời gian làm việc từ 20 giờ trở lên mỗi tuần. Dự tính sẽ trình dự luật cải cách lên Quốc hội vào kỳ hịp thường niên năm sau.
Bộ y tế, lao động và phúc lợi nhắm tới mục tiêu là đảm bảo an sinh xã hội cho tất cả mọi người trong bối cảnh lương cơ bản đang tăng liên tục và nhu cầu làm việc freelancer ngày càng cao tại Nhật Bản.
——-
Source: FNN
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#news#tintuc#gocnhatban