Bất kỳ người Nhật nào cũng biết từ “Kan-kon-sou-sai” 冠婚葬祭, có nghĩa là “quan, hôn, táng, lễ” đề cập đến 4 nghi lễ quan trọng của Nhật Bản gồm trưởng thành (Kan – 冠), đám cưới (Kon – 婚), tang lễ (Sou – 葬) và thờ cúng tổ tiên (Sai – 祭). Ngày nay “kan” được coi là một nghi thức chuyển giao và “sai” chủ yếu là một lễ hội.
Kan – 冠 mang ý nghĩa trưởng thành
👉 Đây là một phong tục được hình thành từ sau thời kỳ Nara. Từ năm 1948, tuổi trưởng thành của Nhật Bản chính thức được quy định là 20 và “Lễ trưởng thành” thường được tổ chức vào thứ hai của tuần thứ hai tháng 1 hàng năm. Nhưng vào năm ngoái, chính phủ Nhật đã một lần nữa thay đổi tuổi trưởng thành sang 18 tuổi.
✨ Vào ngày làm lễ trưởng thành, các nam thanh nữ tú đang trong độ tuổi đẹp đẽ nhất sẽ khoác lên mình các bộ trang phục truyền thống, nữ thì diện Furisode – một dạng Kimono nhiều màu sắc với tay áo dài chỉ chuyên dành cho phụ nữ chưa lập gia đình, các chàng trai sẽ khoác lễ phục Haori và Hakama, hoặc chọn cho mình bộ vest lịch lãm.
📍 Buổi lễ trưởng thành thường được tổ chức tại văn phòng địa phương, sau đó các nam thanh nữ tú sẽ tổ chức tiệc chúc mừng riêng cùng gia đình bạn bè sau buổi lễ.
✨ Tuy nhiên ngày nay Kan – 冠 còn mang ý nghĩa chỉ các sự kiện bước ngoặt diễn ra trong suốt cuộc đời.
Kon – 婚 là lễ cưới
👉 Là một bắt đầu mới trong cuộc đời mỗi người, ở Nhật lễ kết hôn thường được chia làm 3 lễ:
Lễ Shinzen
👉 Là đám cười theo nghi thức Thần đạo truyền thống được tổ chức tại các đền thờ. Cô dâu khoác lên mình bộ Shiramuku trắng biểu hiện cho sự nguyên vẹn, ngược lại chú rễ sẽ bận Montsuki đen với quần Hakama và khoác Haori bên ngoài.
✨ Cả hai cùng thực hiện nghi thức Sansan kudo – trao nhau 3 chén rượu nồng. Chén thứ nhất đại diện cho quá khứ, mang ý nghĩa tạ ơn tổ tiên, chén thứ hai đại diện cho hiện tại, mang ý nghĩa từ giờ khắc đó sẽ chung sống như một cặp vợ chồng, chén thứ 3 đại diện cho tương lai, mong chúc cho vợ chồng sẽ đông con đông cháu, gia đình êm ấm hòa thuận.
Lễ nhà thờ
👉 Buổi lễ này sẽ được diễn ra ở nhà thờ, cô dâu mang váy cưới trắng sánh vai cùng chú rễ bận vest cùng nhau thể nguyện tình yêu vĩnh cữu trước linh mục dưới sự chứng giám của chúa trời.
Lễ công khai
👉 Được thực hiện tại nhà nguyện hay nhà hàng, khách sạn hoặc bất cứ nơi nào theo ý muốn của cô dâu và chú rễ có sự tham dự và chứng kiến của gia đình, bạn bè và quan khách.
✨ Đấy là chưa bao gồm phần tiệc cưới các bạn nhé.
Sou – 葬 dùng để chỉ đám tang
📍 Nghi lễ diễn ra khác nhau tùy theo từng quốc gia và tôn giáo.
👉 Ở Nhật Bản có 2 loại tang lễ là hỏa táng và chôn cất, trong đó hình thức hỏa táng tương đối phổ biến hơn.
✨ Văn hóa hỏa táng của Nhật được cho là có nguồn gốc từ Phật giáo, nhưng cũng có giả thuyết cho rằng hỏa táng đã là phong tục từ thời Jomon. Các đám tang ở Nhật thường kéo dài 2 ngày.
Otsuya (お通夜)
👉 Vào ngày đầu tiên của lễ tang là nghi lễ tưởng nhớ người đã khuất. Người nhà, họ hàng, bạn bè sẽ viếng thăm và qua đêm bên người đã khuất để thắp hương, thắp nền. Những người đến viếng thường mặc đồ đen và mang theo tràng hạt cùng một phong bì chứa từ 3.000 đến 10.000 yên để chia buồn cùng với gia đình.
✨ Người đến viếng thắp hương xong thường sẽ dùng bữa cuối cùng người đã khuất, thường là sushi nhưng cũng có thể là món ăn yêu thích của người đã khuất.
Osoushiki (お葬式)
👉 Vào ngày thứ hai, những người trong gia đình, họ hàng, bạn bè, người quen, hàng xóm, đồng nghiệp… của người đã khuất đều đến tham dự nghi lễ. Họ tưởng nhớ người đã khuất và chào tạm biệt lần cuối trước khi quan tài được đưa đi. Người ta thường đặt hoa tươi vào quan tài để tiễn đưa.
✨ Sau đó, gia đình và người thân đi đến lò thiêu, nơi thi thể được hỏa táng. Phần tro cốt còn lại được lưu trữ trong một chiếc bình. Chiếc bình được mang về nhà và sẽ được chôn xuống mộ sau 49 ngày. Bốn mươi chín ngày, trong Phật giáo, hay bảy tuần sau khi chết, là khoảng thời gian mà linh hồn của người chết lang thang giữa thế giới này và chuyển đến thế giới tiếp theo. Người thân sẽ tổ chức lễ tưởng niệm trong thời gian này để giúp linh hồn nhập Niết Bàn.
Sai – 祭 là lễ cúng tổ tiên
👉 Ở Nhật, việc thờ cúng tiên tổ luôn được coi trọng, có rất nhiều các nghi thức thiêng liêng, trang trọng mà người Nhật vẫn luôn giữ gìn, kế thừa qua nhiều thế hệ. Trong các gia đình truyền thống của Nhật Bản đều có một bệ thờ nơi để ảnh người thân đã khuất với ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện diện và dõi theo gia đình.
✨ Thường lễ cúng tổ tiên được thực hiện vào những dịp quan trọng nhất định trong năm như:
Meinichi: ngày giỗ của người khuất
👉 Ở Nhật không phải chỉ có một ngày giỗ như ở đất nước chúng ta mà có đến 12 ngày, gồm 1 ngày giỗ năm Shotsuki Meinichi và 11 ngày giỗ tháng Tsuku Meinichi, được tổ chức trùng với ngày mất của người đã khuất.
Oshogatsu: Tết
👉 Nhật Bản mừng năm mới theo Tây lịch kể từ năm 1873. Dịp lễ này mọi người sẽ đoàn tụ, sum họp và làm lễ cúng bái tiên tổ.
Ohigan
👉 Được tổ chức 2 lần 1 năm, vào xuân phân và thu phân cùng 3 ngày trước và sau. Trong tuần diễn ra Ohigan, mọi người sẽ chuẩn bị đồ cúng để đến thăm phần mộ của tổ tiên. Ngày này, người trong gia đình thường dâng hoa, bánh Botamochi và rượu Sake như lễ vật để tưởng nhớ người đã khuất.
Obon
👉 Obon diễn ra vào khoảng giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 hàng năm, tùy theo từng vùng tại Nhật. Đây là dịp những đứa con, đứa cháu trong gia đình thể hiện lòng biết ơn với cha mẹ và tưởng nhớ linh hồn của ông bà tổ tiên.
Một nét văn hóa vừa lạ vừa quen với người Việt chúng ta phải không nào. 💞💞💞
——–
𝐄𝐝𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐍𝐢𝐩𝐩𝐨𝐧𝐜𝐥𝐚𝐬𝐬
Liên hệ QC / Thiết kế banner, poster, video:
Mail: hello@nipponclass.jp
Website: https://nipponclass.jp
#hako#nipponclass#nhatban#japaneselife#japanese#Japan#gocnhatban#guide